7 vị thuốc trong YHCT hỗ trợ điều trị tiểu đường Bệnh tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm có thể âm thầm giết chết bạn bất cứ lúc nào. Cùng tìm hiểu 7 vị thuốc trong YHCT hỗ trợ điều trị tiểu đường. Trị bệnh sởi hiệu quả theo phương pháp Đông Y Thuốc y học cổ truyền trị sỏi thận như thế nào?

7 vị thuốc trong YHCT hỗ trợ điều trị tiểu đường

1846

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm có thể âm thầm giết chết bạn bất cứ lúc nào. Cùng tìm hiểu 7 vị thuốc trong YHCT hỗ trợ điều trị tiểu đường.

7 vị thuốc trong YHCT hỗ trợ điều trị tiểu đường

Chúng ta đã biết bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh đang rất phổ biến và cực kỳ nguy hiểm hàng đầu ở nước ta. Bệnh tiểu đường là một sát thủ thầm lặng, chúng gây ra cho bệnh nhân những biến chứng nguy hiểm mà chỉ khi bệnh vào giai đoạn cuối mới biểu hiện rõ ràng nhất. Do đó, đối với bệnh nhân tiểu đường thì không chỉ điều trị bằng thuốc mà cần thiết phải thay đổi chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

Trong YHCT chè đắng, nghệ, hoàng kỳ, giảo cổ lam…là những thảo dược có tác dụng hạ đường huyết và nâng đỡ tạng phủ cho người bị tiểu đường.

Dây thìa canh

Nội dung trong bài viết

Dây thìa canh là một loại cây thuốc quý, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tác dụng này của dây thìa canh đã được rất nhiều các nghiên cứu của các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới công nhận.

Dân gian cũng dùng dây thìa canh để hạ mức đường huyết cao. Dây thìa canh làm giảm hấp thu glucose ở ruột, giảm tân tạo glucose tại gan, phục hồi tế bào beta ở đảo tụy, tăng sản xuất insulin, tăng khả năng sử dụng glucose ở mô, cơ.

Riêng đối với mỡ máu thì dây thìa canh tác động lên chuyển hóa lipid, làm tăng bài tiết cholesterol qua phân, giảm cholesterol toàn phần và tricglycerid trong máu.

Chè đắng

Chè đắng còn có nhiều tên gọi khác như khổ đinh trà, chè đinh, chè vua. Sở dĩ có tên này vì sau khi thu hái, người ta cuộn lại giống hình cái đinh. Theo Đông y, chè đắng có vị đắng, ngọt hơi chua, hàn, tác dụng vào gan lách, phổi, thận. Nhờ sự có mặt các thành phần hóa học trong chè mà nó có nhiều tác dụng phòng và chữa bệnh.

Theo các bác sỹ y học cổ truyền Hà Nội cho biết, cây chè đắng có tác dụng hạ đường máu, ngoài ra còn giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, tăng cường lưu thông máu và chống oxy hóa.

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam trong YHCT là một trong những dược liệu cổ quý hiếm được sử dụng với rất nhiều công dụng trong y học. Chính vì vậy, giảo cổ lam còn được ưu ái đặt tên – cỏ trường thọ. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh các tác dụng của giảo cổ lam trong điều trị bệnh tiểu đường với những bằng chứng rất rõ ràng. 

Giảo cổ lam có thể ức chế đường huyết cao và tình trạng rồi loạn lipid máu cả hai, dược liệu này vừa có tác dụng giảm cholesterol trong máu, vừa giúp tăng tiết insulin và cải thiện độ nhạy cảm với insulin, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, trong các tài liệu của Trung cấp Y sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội còn cho biết, hoạt chất saponin trong giảo cổ lam còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan. Giảo cổ lam dùng các liều khác nhau có khả năng bảo tồn tế bào tiết insulin của tuyến tụy và tiểu đảo Langerhans.

Mạch môn

Theo y học cổ truyền, củ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, hoá đờm, điều trị ho lao, huyết áp thấp.

Mạch môn

Trong bệnh tiểu đường, mạch môn là thảo dược giúp phục hồi đảo Langerhans ở tụy. Nhờ vậy, cải thiện lượng insulin được tiết ra; tăng lượng dự trữ glycogen, nên làm giảm glucose trong máu.

Nghệ

Theo nhiều chuyên gia về y học cổ truyền Hà Nội thì nghệ được xem là một loại dược phẩm thiên nhiên có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Trong củ nghệ có chứa chất curcumin – là một chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường và hỗ trợ điều trị tiểu đường lâu dài hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong Y học cổ truyền phương Đông cũng ghi nhận rất nhiều bài thuốc sử dụng củ nghệ để điều trị bệnh hiệu quả.

Hoàng kỳ

Hoàng kỳ là cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng phân nhiều cành, cao khoảng 6-70cm, phân nhiều cành.

Đối với những bệnh nhân tiểu đường phải dùng thuốc lâu ngày, thận là tạng phủ liên quan cần được bảo vệ trước tiên. Hoàng kỳ có thể ngăn chặn bệnh thận do tiểu đường tiến triển, cải thiện chức năng thận, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.

Ngũ vị tử

Một dược liệu khác cũng có tác dụng cải thiện rõ độ nhạy cảm của insulin, đó là ngũ vị tử. Vị thuốc này xuất hiện khá nhiều trong các bài thuốc Đông y dùng để bồi bổ cơ thể và cải thiện độ nhạy cảm insulin.

Các dược liệu này mang lại hiệu quả toàn diện hơn thông qua 3 tác động. Chúng không chỉ giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng do đường huyết cao gây ra, mà còn giảm được cholesterol và mỡ máu xấu, góp phần bảo vệ chức năng gan thận.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem những dược liệu như là một loại thần dược, có khả năng chữa bệnh nhanh chóng và sử dụng nó một cách vô tội vạ, điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả trị bệnh tiểu đường. Ngoài việc sử dụng các dược liệu này thì việc đến bệnh viện hay các phòng khám y học cổ truyền là vô cùng cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường của bạn.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017