Bài thuốc y học cổ truyền trị xơ gan cổ trướng tùy từng thể bệnh Cổ trướng là một chứng bệnh nằm trong tứ chứng nan y của y học cổ truyền do ăn uống thực tích, lao lực quá sức, nội thương thất tình, chứng hoàng đản, triệt ngược gây ra bệnh. Chữa viêm họng bằng những cây thuốc dễ kiếm trong y học cổ truyền Cầm máu ngay

Bài thuốc y học cổ truyền trị xơ gan cổ trướng tùy từng thể bệnh

2061

Cổ trướng là một chứng bệnh nằm trong tứ chứng nan y của y học cổ truyền do ăn uống thực tích, lao lực quá sức, nội thương thất tình, chứng hoàng đản, triệt ngược gây ra bệnh.

Bài thuốc y học cổ truyền trị xơ gan cổ trướng tùy từng thể bệnh

Góc nhìn của y học truyền về xơ gan cổ trướng

Nội dung trong bài viết

Theo y học cổ truyền, “cổ” và “trướng” là hai chứng trạng ở 2 mức độ nặng nhẹ khác nhau; trong đó “trướng” chứng trạng nhẹ hơn, khi nặng dần lên thành “cổ trướng”. Đây là căn bệnh phức tạp khó chữa, nằm trong tứ chứng nan y của y học cổ truyền. Nguyên nhân được xác định là do do ăn uống thực tích, lao lực quá sức, nội thương thất tình và các chứng bệnh của hoàng đản, triệt ngược gây ra bệnh.

Các Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội cho biết, bệnh Bệnh “cổ trướng” được chia thành: thuỷ cổ, khí cổ, huyết cổ, nhiệt trướng, cổ trướng, tỳ thận hư cổ trướng tỳ hư cổ trướng và hàn trướng. Tùy theo từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.

Y học cổ truyền trị xơ gan cổ trướng

Như đã nói, với mỗi thể bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị tương ứng. Dưới đây là những bài thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền có tác dụng trị xơ gan cổ trướng tùy theo từng thể trạng bệnh:

Thuỷ cổ

Thuỷ cổ có biểu hiện da bụng mỏng, sáng, ấn lõm, bụng trướng to bè ra hai bên, ăn uống kém, sắc mặt vàng úa, chân tay gầy, chất lưỡi bệu, nhớt… Phương pháp điều trị lúc này là Công trục thuỷ khí.

Sử dụng bài thuốc Vũ công tán: Hắc sửu 32g, tiểu hồi hương 8g, quảng mộc hương 6g. Đem hai vị hắc sửu và tiểu hồi hương sắc với 800ml nước, lọc bỏ bã lấy 150ml. Tiếp đến đem mộc hương quảng cùng thuốc sắc 40ml mài tan hết trộn lẫn quấy đều. Uống ấm chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Khí cổ

Ở thể khí cổ, người bệnh thường có triệu chứng bụng phệ da bụng dày, ngực bụng đầy trướng, ngực tức sườn đau, hay ợ hơi, không muốn ăn uống, tinh thần ảm đạm, u uất, hay bực tức, hay trung tiện. Phương pháp điều trị lúc này là Khoan trung hạ khí lợi niệu.

Y sĩ y học cổ truyền sẽ sử dụng bài thuốc Khoan trung thang để điều trị với các loại thảo dược: binh lang, hậu phác, uất kim, trạch tả mỗi vị 16g; trần bì 12g, dại phúc bì 12g; thanh bì 10g, dậu khấu nhân 8g, mộc hương quảng 6g.

Người bệnh đem cạo bỏ vỏ hậu phác. Đem các vị thuốc trên sắc với với 1.600ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml. Kết hợp mộc hương quảng cùng thuốc sắc 20ml mài tan hết, cho vào thuốc sắc quấy đều. Lưu ý: uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Huyết cổ

Biểu hiện dễ nhận thấy ở thể huyết cổ là: da bụng nổi gân hơi tía hoặc xanh, bụng trướng to, sắc mặt xanh sạm, mệt mỏi, chân, tay, mặt gầy, đại tiện phân đen, bóng, thối khẳm; mạch trầm tế. Phương pháp điều trị: Thông huyết trục ứ hành khí.

Chuẩn bị bài thuốc Đương qui hoạt huyết: bào khương 2g, cam thảo 4g, hồng hoa 4g, quế tâm 6g,  chỉ xác 8g, sài hồ 8g, xích thược dược 10g, đào nhân, phục linh, đương qui mỗi vị 12g; sinh địa hoàng 16g.

Vị thuốc Cam thảo

Đem xích thược tẩm rượu, sinh địa hoàng tẩm rượu, đào nhân bỏ vỏ. Mang những vị thuốc trên sắc với 1.700ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Lưu ý uống ấm chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Nhiệt trướng

Thể có biểu hiện: Bụng trướng to, cứng, đau, phát sốt, cự án, miệng đắng, cổ khô, tiểu tiện vàng thẫm, sẻn… Theo giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội, phương pháp điều trị chính là Thanh nhiệt trừ thấp.

Áp dụng bài thuốc Trung mãn phân tiêu thang: can khương 2g nhân sâm 4g, cam thảo 4g, chỉ xác 10g, trư linh 10g, trạch tả, bán hạ, phục linh, bạch truật, hậu phác, hoàng liên mỗi vị 12g; hoàng cầm 16g.

Hậu phác cạo bỏ vỏ, bán hạ chế, cam thảo chích. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc với 1.700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Cổ trướng

Nhận biết qua các biểu hiện: mặt mày hốc hác, môi đỏ, mắt lờ đờ nhợt nhạt, bụng to như cái trống, trướng đau, thích ăn đồ béo ngọt…

Áp dụng phương pháp điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí trục thuỷ với bài thuốc Tiêu cổ thang.

Chuẩn bị: mộc hương quảng 2g, uan quế, cam thảo, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu mỗi vị 4g; trần bì, thanh bì, chỉ xác, sinh khương, tử tô, sa nhân, tất trừng già mỗi vị 6g; la bạc tử 10g; tam lăng, nga truật, bán hạ, binh lang, đại táo mỗi vị 12g.

Cách dùng: Đại táo xé ra. Các vị trên sắc với 1.700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml. Mộc hương quảng kết hợp với thuốc sắc 20ml mài tan hoà đều với thuốc sắc. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Tỳ thận hư cổ trướng

Biểu hiện bệnh: không muốn ăn, đầu choáng mắt hoa, ù tai, bụng đầy trướng, ấm ách sôi bụng khó chịu, đau lưng, mỏi gối, di tinh, ra mồ hôi…

Phương pháp điều trị trong y học cổ truyền: Ôn bổ tỳ thận dương.

Bài thuốc: Phụ tử lý trung thang: nhân sâm 8g; can khương, cam thảo, bạch truật mỗi vị 12g, hắc phụ tử 10g. Mang các vị này sắc với 1.500ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Tỳ hư cổ trướng

Ở thể tỳ hư cổ trướng, người bệnh thường có biểu hiện sắc mặt vàng héo, bụng trướng, bụng đầy ấn có khi mềm khi căng, sôi bụng, thiện án, tiếng nói nhỏ yếu, hơi thở ngắn, đại tiện lỏng. Mạch trầm tế. Khi đó, phương pháp điều trị chính là Trợ dương kiện tỳ, lợi thuỷ.

Bài thuốc Thực tỳ ẩm được các Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội sử dụng phổ biến với các dược liệu: mộc hương quảng 4g, bào khương 4g, cam thảo 6g, thảo quả nhân 8g, hắc phụ tử 8g, đại phúc bì 12g, bạch truật, mộc qua, phục linh, hậu phác mỗi vị 16g. Đem hậu phác cạo bỏ vỏ rồi đem tất cả vị thuốc trên sắc với 1.700ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml. Mộc hương quảng kết hợp thuốc sắc 30ml mài tan hoà lẫn với thuốc sắc. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Hàn trướng

Biểu hiện bệnh: đau vùng hạ vị, chườm nóng đỡ đau, bụng đầy trướng, ấm ách trong bụng, đại tiện phân nát, lỏng. Mạch trầm trì vô lực. Ôn trung tán hàn là phương pháp được áp dụng điều trị.

Bài thuốc Lý trung gia ô dược chỉ thực thang: nhân sâm 8g; cam thảo, can khương, ô dược, chỉ thực mỗi vị 12g; bạch truật 32g. Đem chỉ thực nướng. Các vị trên sắc với 1.500ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối cùng của bệnh xơ gan, rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, thậm chí có thể tử vong bất cứ cứ lúc nào nếu không được điều trị kịp thời. Do đó ngay khi phát hiện, người bệnh cần đến ngay các cơ sở phòng khám y học cổ truyền uy tín để có thể điều trị phù hợp.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017