Tìm hiểu 7 trường hợp tương tác của thuốc trong Y học Cổ truyền Hiểu biết về các tình huống tương tác của thuốc trong Y học Cổ truyền có thể giúp chúng ta phối kết hợp các vị thuốc đúng, ngăn ngừa những hệ quả không mong muốn. Y học cổ truyền sử dụng vị thuốc khế để chữa bệnh gì? Tác hại của rượu, bia dưới góc

Tìm hiểu 7 trường hợp tương tác của thuốc trong Y học Cổ truyền

5080

Hiểu biết về các tình huống tương tác của thuốc trong Y học Cổ truyền có thể giúp chúng ta phối kết hợp các vị thuốc đúng, ngăn ngừa những hệ quả không mong muốn.

Tìm hiểu 7 trường hợp tương tác của thuốc trong Y học Cổ truyền

Khái niệm tương tác thuốc có thể hiểu đơn giản là tác động qua lại giữa các vị thuốc khi người bệnh dùng đồng thời các loại thuốc với nhau, dẫn đến những thay đổi về tác dụng độc tính hoặc dược lý.

Các bác sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, trong Y học Cổ truyền có 7 trường hợp tác dụng của thuốc Đông y là tương tu, đơn hành, tương úy, tương sát, tương sử và tương phản. Nếu người bệnh không hiểu rõ những tình huống tương tác thuốc này mà kết hợp sai các bài thuốc, vị thuốc thì không những không hiệu quả mà còn có những tác dụng ngược, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Trong các tài liệu Trung cấp Y học Cổ truyền Hà Nội cũng đã phân tích cụ thể về 7 trường hợp tương tác của thuốc cổ truyền, từ đó giúp chúng ta có nhiều kiến thức hơn trong việc phối hợp thuốc Đông y hiệu quả. Cụ thể:

Trường hợp tương tu (Tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc)

Nội dung trong bài viết

Hai vị thuốc Đông y có tính giống nhau khi kết hợp lại thì tác dụng điều trị tốt hơn. Ví dụ hoa kim ngân phối hợp với liên kiều giúp tăng sức thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa.

Huyền sâm phối hợp với sinh địa sẽ tăng tác dụng lương huyết chỉ huyết. Hoàng liên dùng cùng liên tâm giúp giảm nhiệt trong cơ thể. Mang tiêu dùng cùng với đại hoàng tăng tác dụng tả hạ lên rất nhiều so với dùng riêng từng vị thuốc.

Huyền sâm phối hợp với sinh địa

Trường hợp đơn hành (Tác dụng của một vị thuốc)

Đối với nhiều vị thuốc Đông y, chỉ dùng riêng từng vị cũng có thể phát huy được hiệu quả chữa bệnh.

Ví dụ, dùng riêng nhân sâm cũng có tác dụng bổ khí, nhất là khi cơ thể ở trạng thái vô lực, mệt mỏi, thoát dương… Một vị tam thất cũng có tác dụng chỉ huyết, bồi bổ cơ thể, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh em bé. Dùng riêng cà gai leo có hiệu quả chữa rắn độc cắn. Một mình hoa kim ngân cũng có tác dụng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt…

Trường hợp tương ác (Kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau)

Khi hai vị thuốc Đông y dùng chung, vị thuốc này kiềm chế tính năng của vị kia gọi là tương ác.

Ví dụ cụ thể là sinh khương dùng với hoàng cầm: hoàng cầm vị đắng tính hàn trong khi sinh khương vị cay tính ấm, khi dùng chung 2 vị thuốc này với nhau, tính hàn của hoàng cầm sẽ kiềm chế tính ấm của sinh khương.

Trường hợp tương úy (Ức chế độc tính của nhau)

Khi hai vị thuốc Đông y dùng chung, vị này ức chế tính độc của vị kia (nếu có) thì được gọi là tương úy.

Ví dụ, bán hạ úy sinh khương: tức là khi vị thuốc sinh khương dùng với bán hạ, thì vị thuốc sinh khương sẽ làm mất đi tính kích thích họng của bán hạ, đồng thời làm hết tác dụng phụ của bán hạ như lợm giọng, buồn nôn. Do vậy, khi chế biến, người ta dùng sinh khương để chế bán hạ.

Bên cạnh đó, Nhiều Bài thuốc Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc khác cũng sẽ úy nhau khi dùng chung với nhau như nhân sâm úy ngũ linh chi, mang tiêu úy tam lăng, đinh hương úy uất kim, thủy ngân úy thạch tín, ô đầu úy tê giác…

Trường hợp tương sử (Tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính vị khác nhau)

Hai vị thuốc Đông y nếu có tính và vị khác nhau, khi kết hợp chung, tác dụng sẽ tăng lên.

Ví dụ ngô thùy du có vị cay tính ấm, liên kiều vị đắng tính hàn, khi dùng chung ngô thùy du và liên kiều thì tác dụng cầm nôn sẽ tăng lên do chúng có khả năng hạn chế dịch tiết nước bọt và dịch vị. Trên cơ sở đó, có thể chữa chứng ợ chua của bệnh đau dạ dày.

Trường hợp tương sát (Tiêu trừ độc tính của nhau)

Khi dùng phối hợp, vị thuốc Đông y này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia.

Ví dụ phòng phong trừ độc của thạch tín, đậu xanh trừ độc của ba đậu. Vì vậy, có thể vận dụng tương sát để giải độc khi bị ngộ độc thạch tín hay ba đậu.

Trường hợp tương phản

Trường hợp tương phản xảy ra khi dùng kết hợp 2 vị thuốc sẽ gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể và gây thêm độc tính cho cơ thể.

Ví dụ cam thảo phản cam toại, bạch cập phản bán hạ, đại kích phản nguyên hoa, tế tân bạch thược phản lệ lô, ba đậu phản khiên ngưu…

Về nguyên tắc, các vị thuốc tương phản nhau thì không thể dùng chung với nhau. Đây là điều cần hết sức nắm vững bởi nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có những người đã lợi dụng tính chất tương phản của một số vị thuốc để chữa bệnh.

Tóm lại, nếu tiến hành phối kết hợp các vị thuốc Đông y với nhau, người bệnh cần khai thác những mặt tốt, tác dụng tốt của chúng vào việc chữa bệnh và chế biến thuốc, đồng thời cũng cần phải hết sức tránh các trường hợp không nên như tương phản, tương ác để ngăn ngừa việc dùng thuốc không hiệu quả hay những hậu quả xấu có thể xảy ra.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017