Cây bông ổi trong Y học cổ truyền còn gọi là cây ngũ sắc, hoa tứ quý, ổi nho… được sử dụng để chữa viêm da mẩn ngứa, chữa cảm sốt, quai bị, chống viêm…
- Bài thuốc Y học cổ truyền hay giúp da trắng, mịn màng không tỳ vết
- Bài thuốc Y học cổ truyền trị cảm nắng, nhuận gan mật từ nhân trần
Bài thuốc Y học cổ truyền trị viêm da từ cây bông ổi
Theo Y học cổ truyền Hà Nội các bộ phận của cây bông ổi đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô dùng dần. Tác dụng chữa bệnh của cây bông ổi tùy vào từng bộ phận. Rễ cây có vị ngọt đắng, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp, chấn thương. Lá bông ổi tính mát, có tác dụng dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu, trị ghẻ lở, viêm da và dùng chườm nóng trị thấp khớp. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng trị ho ra máu và hạ huyết áp…
Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây bông ổi
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm da mẩn ngứa: cành lá bông ổi tươi 100-200g nấu nước tắm và ngâm rửa.
Bài thuốc chữa vết thương chảy máu, mụn ngọt lở loét: lá và hoa tươi 50g giã nát, đắp vào vết thương. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Bài thuốc chữa cảm sốt, quai bị, chống viêm: cành, lá và hoa tươi 30g hoặc khô sắc uống.
Bài thuốc chữa ho ra máu, phổi kết hạch: hoa bông ổi 20g (khô 8g) sắc uống.
Bài thuốc chữa tiểu đường: cành, lá hoa cây bông ổi (khô) 40g, sắc uống thay trà hàng ngày.
Bài thuốc chữa viêm họng hạt, viêm phế quản và viêm VA: 3 – 6 lá bông ổi rửa sạch, 1 lát gừng tươi, muối hạt. Nhai thật nhỏ, ngậm trong khoang miệng (10-15 phút), nuốt từ từ từng chút một.
Lưu ý: Trong lá bông ổi có chất lentaden A và lantamin rất độc nếu dùng liều cao trên 30g và dùng kéo dài liên tục trong nhiều ngày.