Bệnh cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch kém. Nếu lo lắng việc sử dụng kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ thì người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y với các loại thảo dược đơn giản.
Nội dung trong bài viết
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả
- Điều trị bệnh thiếu máu do bệnh trĩ từ các bài thuốc Đông y
- Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả
Bệnh cảm cúm là căn bệnh hô hấp gặp ở nhiều người
Bệnh cảm cúm là căn bệnh hô hấp gặp ở nhiều người
Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh cảm cúm y hiện nay có nhiều chủng virus gây bệnh từ nhẹ đến đại dịch, dễ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng… và dễ lây lan trong cộng đồng. Khi mắc bệnh, ban đầu người bệnh có triệu chứng: nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, khó chịu. Khi bệnh nặng sẽ có triệu chứng rùng mình, gai rét, sợ lạnh, sợ gió, sốt cao (39 – 400C), đầu đau, mắt đỏ, ra mồ hôi, đau nhức các khớp xương (nhất là lưng và xương sống), có khi ù tai, mắt nhức, ho khản tiếng kèm đau họng.
Hiện nay, các loại thuốc tây y điều trị triệu chứng sốt, ho và tắc mũi thường là acetaminophen, ibuprofen, siro ho…. Theo Đông y, bệnh cảm cúm là mắc phong nhiệt; phong nhiệt gây ra cảm mạo truyền nhiễm (hay cảm cúm). Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác. Phép điều trị là phát tán phong nhiệt.
Những bài thuốc hay điều trị cảm cúm hiệu quả
Những bài thuốc hay điều trị cảm cúm hiệu quả
Theo đó, để tránh dịch cúm lây lan thì người bệnh nên cách ly với cộng đồng từ 3-5 ngày; người tiếp xúc phải đeo khẩu trang. Cho bệnh nhân ngửi dầu gió, nhỏ nước tỏi; súc miệng bằng nước muối hằng ngày hoặc ngậm ít bột thuốc cam xanh và giữ ấm cổ. Có thể lựa chọn trong các bài thuốc Y học cổ truyền sau để điều trị:
- Bài 1 – Tang cúc ẩm: lá dâu 10g, cúc hoa 4g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, hạnh nhân 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, lô căn 6g. Sắc uống. Ngày có thể uống 2 thang.
- Bài 2 – Ngân kiều tán: kim ngân hoa 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, lá tre 4g, cam thảo 20g, đậu xị 20g, kinh giới hoa 16g, ngưu bàng tử 24g. Tán bột, lấy 24g bột sắc uống. Ngày có thể uống 3-4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.
- Bài 3 – Thanh ngân thang gia vị: thanh hao (cho sau) 6g, ngân sài hồ 12g, cát cánh 12g, hoàng cầm 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, bản lam căn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 41 – Bột Thanh hao địa liền: thanh hao 80g, địa liền 40g, cà gai leo 40g, tía tô 40g, kinh giới 80g, kim ngân 80g. Tán bột. Ngày uống 16 – 20g, hãm với 3-4 lát gừng tươi hoặc nước sôi.
- Bài 5 – Bột kinh giới thạch cao: kinh giới 60g, thạch cao 60g, bạc hà 60g, phác tiêu 15g, bạch phàn 30g. Tán bột, Ngày uống 4-8g, chia làm 2 lần uống.
- Bài 6: tử hoa địa đinh 1.000g, dã cúc hoa 1.000g. Sắc, lọc, cô lại còn 2.000 ml; đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần 50ml; nếu uống phòng giảm nửa liều. Phòng và chữa cảm mạo, cúm và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Ngoài ra, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để gia tăng sức đề kháng, nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, hoa quả, rau xanh để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng, mau chóng phục hồi sức khỏe.
Nguồn:yhoccotruyenvn.com