Những điều cần biết về dược liệu y học cổ truyền dâu rượu Theo tài liệu cổ y học cổ truyền, dâu rượu còn có tên là giang mai, vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt. Tam thất – Thần dược chữa được nhiều loại bệnh Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống Bật mí công dụng

Những điều cần biết về dược liệu y học cổ truyền dâu rượu

2052

Theo tài liệu cổ y học cổ truyền, dâu rượu còn có tên là giang mai, vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt.

Những điều cần biết về dược liệu y học cổ truyền dâu rượu

Tên gọi khác của cây dâu rượu

Nội dung trong bài viết

Dâu rượu hiện có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng quốc gia như dâu tiên (Quảng Bình – Vĩnh Linh), giang mai, thanh mai (Trung Quốc), ko mak ngam, kom gam (Lào). Tên khoa học của chúng là Myrica rubra Sieb, et Zucc, thuộc họ Dâu rượu Myricaceae.

Trong đó tên thanh mai thường chỉ được thấy trong một số sách thực vật (một số giải định cho rằng đây có thể là dựa theo tên Trung Quốc của cây). Trên thực tế, người dân ta không gọi cây này là cây thanh mai, mà thường chỉ gọi là cây dâu, cây dâu rượu hay cây dâu tiên. Theo đó tên họ cũng đổi lại là họ dâu rượu.

Dâu rượu là cây như thế nào?

Theo một số tài liệu giảng dạy Trung cấp YHCT Hà Nội, cây dâu rượu nhỏ cao 0,4 – 0,5m nhưng cũng có thể cao tới 10m. Cành nhỏ thường có phủ lông tơ. Lá xanh tươi quanh năm, nếu những cành già phiến lá nhỏ hơn và dai cứng thì khi còn non hay ở những cành non thì có phiến lá to, hơi mềm. Phiến lá nhỏ chỉ dài 2 – 3cm, rộng 8 – 10cm, phiến lá to dài 5 – 12cm, rộng 2 – 3cm. Mép phiến lá non có răng cưa rõ, phiến lá già răng cưa không rõ. Cuống không rõ hoặc rất ngắn, dài 2 – 10mm. Hoa thường nở vào tháng 10 – 11, mùa quả 11 – 1.

Hoa khác gốc: hoa đực gầy, thưa hoa, hoa cái mọc thành hình đuôi sóc dài 1 – 5cm. Quả có đường kính khoảng từ 0,5 – 1cm, khi xanh có màu xanh, khi chín có màu đỏ tím, trên mặt rất nhiều gợn thoạt trông giống như quả kép của quả dâu tằm (có lẽ vì vậy mà nhân dân gọi là quả dâu). Hạch dày nước và cứng, mọng nước, màu tím đỏ rất đẹp.

Quả dâu diệu

Dâu rượu phân bố ở đâu? Thu hái và chế biến như thế nào?

Theo một số sách cổ trong Y học cổ truyền, cây dâu rượu thường mọc dại tại nhiều tỉnh ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại một số tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Vĩnh Linh… Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ thấy nhân dân Quảng Bình khai thác dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, cây dâu rượu còn mọc ở các nước khác như miền Nam Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản hay Ấn Độ.

Khi quả chín (tháng 12 – 3), người dân Quảng Bình sẽ thu hái về (đặt nón vào phía dưới cây, tuốt quả cho rụng vào nón) phơi khô, sau đó đem đồ cho chín rồi phơi khô lại. Theo kinh nghiệm dân gian, việc đồ như vậy để được lâu không bị mọt.

Công dụng của dâu rượu trong y học cổ truyền

Theo Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội, dâu rượu thường được làm thuốc đầu tiên trong “Khai Tống bản thảo” sau đến “Bản thảo cương mục” với tên giang mai. Đây là dược liệu có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt. Bất kỳ mùa nào trong năm đều có thể thu lấy vỏ rễ hay vỏ thân, dùng tươi hay khô. Mùa hạ đến, thu lấy quả phơi khô, có thể dùng để chữa đau bụng, lỵ. Trong việc chữa  lở ngứa, người bệnh có thể dùng dùng 8 – 12g vỏ khô sắc với nước uống trong ngày hoặc dùng vỏ thân hay vỏ rễ sắc nước rửa nơi lở ngứa.

Dâu rượu ở nước ta hiện rất ít được dùng làm thuốc. Đến mùa quả chín, trẻ con thường hái ăn hoặc bán để chế rượu uống. Quả chín hái về rửa sạch cho thêm ít đường, thêm ít men rựơu vào để trong vài ngày men rượu chuyển đường trong quả và đường thêm vào thành rượu, rượu này hòa tan các chất trong quả trong đó có các sắc tố anthxyan làm cho rượu có màu tím đỏ đẹp, vị hơi chua và ngọt trông như rượu vang. Đôi khi, người dân mua quả về cho thêm rượu vào ngâm hoặc cũng có thể chế thành mứt.

Dâu rượu vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Hi vọng tương lai không xa sẽ có nhiều phát hiệu mới trong công cuộc điều trị bệnh!




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017