Nhiều người không biết dùng phật thủ để làm gì hoặc dùng tùy tiện nên rất phí phạm. Thực ra, phật thủ là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y.
- Cùng B.s YHCT tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của hoa đậu biếc
- Đông y giới thiệu 3 cây thuốc nam tốt cho bệnh nhân ung thư
- Y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
Quả phật thủ giúp chữa bệnh hiệu quả
Tìm hiểu những đặc điểm của quả Phật thủ
Nội dung trong bài viết
Quả Phật thủ khá to, có mùi thơm đậm đà, kín đáo, để lâu vẫn giữ được mùi thơm. Quả Phật thủ thường được dùng trong trang trí trưng bày và làm quà tặng. Quả và hoa Phật thủ đều dùng làm thuốc.
Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ thường xanh, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai, ngắn, cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non màu tím nhạt. Mối năm cây nở hoa 2 đến 3 lần. Hoa Phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chữa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho chè và nước hoa…
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội, Phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa… Đông y thường dùng Phật thủ phối với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày.
Y học hiện đại cho thấy Phật thủ có nhiều vitamin C, acid hữu cơ, dầu chanh, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có tác dụng giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu…
Hoa Phật thủ là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm vị đắng, có tác dụng lợi tỳ vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả, lượng dùng tương tự. tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
Quả Phật thủ có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh
Một số bài thuốc chữa bệnh có phật thủ
Bệnh đường tiêu hóa
Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu. Cứ 5 ngày có thể lấy ra uống, mỗi lần 15 – 20ml vào trước bữa cơm chiều.
Chữa tiêu hoá không tốt, không tiêu: quả phật thủ 50g thái mỏng rồi hong gió cho khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Tất cả tán bột, hoà nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.
Kiện tỳ, trợ tiêu hoá: 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ lấy nước rồi nấu cháo ăn vào các buổi sáng.
Đau bụng do lạnh: phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.
Ợ hơi: Vỏ quả phật thủ tươi ướp đường nhằn ít một rồi nuốt.
Viêm loét dạ dày – hành tá tràng: Rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín ăn.
Chữa đau gan và dạ dày: quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, sắc nước uống.
Bệnh đường hô hấp
Chữa ho suyễn, nhiều đờm, khó thở: quả phật thủ 9 – 15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5 – 9g, lá hoắc hương 9g. Sắc lấy nước uống.
Viêm amidan: hoa phật thủ 10g, hoa hồng 10g, hoa tường vi 10g, hoa mai 6g. Sắc nước ngậm, súc miệng hoặc uống.
Chữa viêm phế quản mạn tính: phật thủ tươi 1 – 2 quả thái nhỏ để vào cái bát to với lượng đường mạch nha vừa dùng, đun cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng trong 3 tuần, mỗi lần ăn một thìa to.
Ngoài ra, phật thủ còn dùng làm thuốc chữa một số bệnh:
Đau bụng kinh: phật thủ tươi 30g, đương quy 6g, gừng tươi 6g, rượu gạo 30g, nước vừa đủ. Sắc uống.
Bạch đới ra nhiều: phật thủ 30g, lòng lợn non dài khoảng 0,5 – 1m. Ninh chín ăn liền 5-7 ngày.
Bệnh hạ tiêu (đái tháo đường, nước tiểu đục…): rễ cây phật thủ 15 – 25g, ruột lợn non 1 bộ. Nấu kỹ để ăn.
Động kinh: Rễ cây phật thủ 30g, gà mái tơ lông trắng 1 con làm sạch cho vào ninh chín gà. Uống nước, ăn gà.
Chữa say rượu: phật thủ tươi 30g. Sắc nước uống.
Lưu ý: Người nhiệt, âm hư không nên dùng.