Tía tô có tác dụng an thai, là loại cây vô cùng quý với bà bầu. Tía tô có tác dụng an thai, là loại cây vô cùng quý với bà bầu.Nội dung trong bài viết Tía tô là loại cây rất quen thuộc với chúng ta, thường được nấu các món canh như chuối đậu… hay là nấu cháo cho tía tô và có tác dụng giải cảm rất tốt,

Tía tô có tác dụng an thai, là loại cây vô cùng quý với bà bầu.

3584

Tía tô có tác dụng an thai, là loại cây vô cùng quý với bà bầu.

Nội dung trong bài viết

Tía tô là loại cây rất quen thuộc với chúng ta, thường được nấu các món canh như chuối đậu… hay là nấu cháo cho tía tô và có tác dụng giải cảm rất tốt, và chưa nhiều người biết đến tía tô còn rất tốt cho bà bầu, đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về tác dụng của tía tô.

Xem thêm:

tía tô

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lá TÍA TÔ dùng làm gia vị, đồng thời là vị thuốc hay dùng để trừ cảm mạo; Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí; cành làm thuốc an thai.

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không chỉ là một loại rau thơm, tía tô còn được dân gian coi là thảo dược, là một trong số khoảng 8 loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae). Tía tô vị cay, mùi thơm. Có 2 loại tía tô, đó là tía tô mép lá phẳng có màu tía nhạt, ít thơm; còn tía tô mép lá quăn màu tía sẫm, mùi thơm mạnh. Tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng làm thuốc hay hơn. Cây được trồng ở khắp nơi để làm thuốc và làm rau ăn.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả chín phơi khô (tô tử – Fructus Perillae – dân gian gọi là hạt), lá (tô diệp – Folium Perillae), cành (tô ngạnh – Caulis Perillae).

Thành phần hóa học chính: tinh dầu, trong đó có perila aldehyd, limonen, trong hạt có dầu.

1.Người ốm nghén, thường bị nôn, chán ăn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát…:

 Tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: an thai, bổ tỳ, hết nôn.

2.Thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết:

Lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 – 10 ngày liền. Công dụng: an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

3.Nhiệt thai:

Thường thấy bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi: dùng đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 – 8 ngày là một liệu trình.

4.Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới:

Tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: bổ trung, bổ tỳ, thuận khí, thông tiểu.

5.Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở:

Tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh phế, trừ phong, tiêu đờm, giảm ho.

6.Có thai bị cảm mạo:

Tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017