Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng vẹo cổ hiệu quả Theo Y học Cổ truyền, vẹo cổ thường được gọi là thất chẩm hay lạc chẩm. Đây là chứng thường phát sinh đột ngột sau một đêm ngủ dậy. Một số bài thuốc tác dụng chữa bệnh từ cây hoa phấn Bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm loét dạ dày cực hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng vẹo cổ hiệu quả

839

Theo Y học Cổ truyền, vẹo cổ thường được gọi là thất chẩm hay lạc chẩm. Đây là chứng thường phát sinh đột ngột sau một đêm ngủ dậy.

Khi bị vẹo cổ, người bệnh sẽ cảm thấy cổ bị căng cứng, khó chịu, có cảm giác đau nhức, nhất là khi chúng ta quay cổ. Cơn đau có thể lan tận xuống cánh tay, bả vai, vùng liên sống bả, thậm chí khiến cho đầu bị nghiêng về một bên mà không thể giữ thẳng như bình thường.

Nguyên nhân của chứng vẹo cổ

Các bác sỹ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây ra vẹo cổ khi ngủ dậy là do trong lúc ngủ, chúng ta nằm ngủ không đúng tư thế, khiến đầu bị vẹo, lệch sang một bên. Sử dụng gối quá cao hay quá cứng cũng có thể là nguyên nhân khiến cho đầu bị lệch khi ngủ. Khi đó, các cơ ở vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm sẽ bị căng giãn, khiến cho phần cổ bị đau nhức.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là trong lúc ngủ để cổ bị lạnh cũng dễ khiến cổ bị đau khi thức dậy. Những người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa chứng vẹo cổ hiệu quả

Khi gặp chứng vẹo cổ, người bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc dân gian sau đây, sẽ rất hiệu quả:

Thuốc uống

Bài 1: Nam tục đoạn, kê huyết đằng, ngũ gia bì mỗi vị 16g, quế chi 8g, tang ký sinh 16g, tế tân 10g, tơ hồng xanh 16g, ngải diệp 12g, ngưu tất 12g, cam thảo 10g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc này có tác dụng: khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

Bài 2: Rễ bưởi bung 16g, rễ cúc tần 12g, ngải diệp 12g, rễ cây xấu hổ 16g, nam tục đoạn 16g, tất bát 12g, cẩu tích 12g, kinh giới 16g, cát căn 16g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, độc lực 12g, đỗ trọng 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tác dụng: trừ phong hoạt huyết, thư giãn cân cơ, ôn kinh tán hàn.

Bài 3: Hà thủ ô 12g, kinh giới, xương bồ, rễ đinh lăng, phòng phong 10g, xấu hổ, hy thiêm mỗi vị 16g, thiên niên kiện 10g, đơn hoa 16g, quế chi 8g,lá đơn đại hoàng 12g, cát căn 16g, ngải diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Tác dụng: khu phong tán hàn, thư giãn chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.

Rễ đinh lăng

Thuốc xoa bóp:

Xuyên khung, phá cố chỉ, thạch xương bồ, hoa hồi, dây đau xương, kê huyết đằng, tế tân, trần bì, mỗi vị 15g. Các vị thuốc mang đi thái nhỏ cho tất cả vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu, ngâm 10 ngày sau là có thể dùng được.

Cách dùng: lấy bông có tẩm thuốc đã ngâm, xoa vào nơi bị đau.

Công dụng: giảm đau, hoạt huyết, trừ tà, ôn kinh, thư giãn cơ.

Thuốc chườm

Bài 1: Lá cúc tần 80g, lá đơn đại hoàng 100g. Hai thứ lá mang đi giã nhỏ, sao dấm. Sau đó dùng miếng vải gói lại, chườm vào vùng cổ bị đau. Mỗi ngày 2 lần.

Bài 2: Củ thạch xương bồ 60g, lá ngải cứu 100g. Mang giã nhỏ, sao với rượu. Dùng miếng vải gói lại rồi chườm thuốc vào nơi cổ bị đau. Cũng có thể đắp thuốc tại chỗ bị đau, dùng băng vải cố định lại.

Ngoài ra, các chuyên gia giảng dạy Trung cấp Y học Cổ truyền cũng cho biết, bên cạnh thuốc uống, thuốc xoa bóp và thuốc chườm thì người bệnh có thể tiến hành phương pháp sau:

– Xoa hai bàn tay vào nhau rồi dùng lòng bàn tay xoa quanh vùng cổ trong vài phút sao cho vùng bị đau ở cổ nóng lên.

– Lấy muối sao nóng hoặc muối sao với ngải cứu rồi chườm vào chỗ cổ bị đau để giảm cảm giác đau nhức.

– Dùng các ngón tay để xác định được các điểm đau nhiều. Sau đó, hãy dùng ngón tay giữa hoặc ngón cái day ấn các điểm này trong vài phút. Làm cách này cũng giúp làm giảm đau rất hiệu quả.

Để phòng tránh vẹo cổ khi ngủ dậy, mọi người lưu ý nên chọn cho mình một chiếc gối thấp vừa đủ, êm, mềm, đặc biệt là mọi người cần ngủ đúng tư thế. Nếu tình trạng vẹo cổ kéo dài, người bệnh nên đi khám bởi có thể, bạn đã mắc một số vấn đề về xương vùng cổ.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017