Người ta gọi dưỡng sinh là “Vệ sinh” tức là phải chủ động phòng ngừa, chủ động phát hiện và chữa trị bệnh tật nhằm duy trì sức khỏe của chính bản thân mỗi người. Vậy dưỡng sinh thế nào cho đúng?
- Rượu thuốc dưới góc nhìn y học cổ truyền
- Y học cổ truyền chữa liệt dương như thế nào?
- Chữa dứt điểm một số chứng đau lưng bằng Đông y
Dưỡng sinh như thế nào là đúng?
Để trả lời cho câu hỏi trên hãy cùng bác sĩ Nguyễn Hữu Định- giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về dưỡng sinh
Thưa bác sĩ, những người biết phép dưỡng sinh xưa gọi là chân nhân, vậy thế nào là chân nhân?
Trả lời: Chân nhân ngày xưa, không phạm sai lầm, không kiêu căng khi thành công, không phí tâm mưu tính. Chân nhân ngày xưa, ngủ không nằm mộng, cảm giác không lo. Được như vậy thì lỡ sai không hối tiếc, nên việc không kiêu ngạo.
Chân nhân ngày xưa, không ham sự sống, không sợ cái chết; không quên nguồn gốc; không cầu dựa dẫm.
Chân nhân ngày xưa, sừng sững mà không nghiêng, có góc có cạnh mà không cố chấp, tuy rộng khắp mà không hao sút, thanh thản thư thái, vẻ muốn động mà tĩnh lặng, chí bốn phương chẳng câu thúc gì, lời nói chẳng liến láu như người ngây, chẳng xem trời với người là riêng biệt. (Trang Chu – Trang Tử).
Quy tắc lắng ham muốn, sạch trong tâm trong dưỡng sinh như thế nào?
Trả lời: Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Định- giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Tâm trong thân thể là ở vào địa vị quân vương một nước. 9 khiếu có các chức năng khác nhau, cũng như phận sự của trăm bề tôi vậy. Tâm làm theo quy luật thì 9 khiếu tuần tự thi hành chức trách. Nếu dục trong bừng bừng thì mắt chẳng nhìn thấy màu sắc, tai chẳng nghe được âm thanh.
Vì vậy, nếu tâm làm trái quy luật vĩnh hằng là sạch lòng ít dục, thì các bộ phận trong cơ thể con người sẽ mất đi công năng của nó.
Lắng ham muốn thì tâm sẽ phát huy tác dụng chủ thể của nó. Tâm trong sạch thì 9 khiếu lưu thông không hề trở ngại.
Diệt trừ mọi ham muốn và hư vọng, lại biết thuận theo tự nhiên, sự thông minh trí tuệ sẽ tràn đầy.
Đạo dưỡng sinh, dùng lời nói không rõ, dùng mắt nhìn không tỏ, dùng tai nghe không thấu. Chỉ có phương pháp tu thân dưỡng tính khiến cơ thể con người khỏe mạnh. Người ta không được phép dưỡng sinh này thì chết, mà được nó thì sống.
Đạo dưỡng sinh vừa kín kẽ vừa khoan dung, vừa bền chắc. Những người đeo đuổi hoan lạc thì chất dịch trong phủ tạng sẽ giảm nhiều. Đã biết ham muốn nhiều sẽ nguy hiểm, thì nên quay lại tu dưỡng đạo đức. Trong thân thể có trái tim là chủ cho sự hoàn mỹ của tu tâm dưỡng tính, mọi ưu điểm của nó đều hiện ra. Sự an tường hài hòa trên vẻ mặt sẽ làm làn da rạng rỡ.
Con người sinh ra, trời ban tinh khí, đất cấp hình thể, kết hợp nên người. Tinh khí và hình thể hòa hợp nhau thì sinh ra con người, nếu không hòa hợp thì không sinh thành được.
Tính khí là cái mắt không thấy được, đặc trưng của nó không thể phân loại được. Nguyên khí gìn giữ trong lồng ngực, xử thế công bằng, thì có thể trường thọ.
Dưỡng sinh giúp cơ thể khỏe mạnh tinh thần sảng khoái hơn
Mạch của người khỏe mạnh đi thế nào là bình thường?
Nội dung trong bài viết
Trả lời: Con người thở ra 1 lần, mạch sẽ đập 2 nhịp; hít vào 1 lần, mạch cũng đập 2 nhịp; hít thở rồi, còn dừng thở nữa. Nếu 1 lần hô hấp, mạch động 5 nhịp, là vì hít thở lâu hơn để thu trọn số nhịp mạch đập thừa, đây là mạch của người khỏe mạnh.
Người khỏe mạnh là người không có bệnh. Thông thường, lấy mạch con người không có bệnh làm chuẩn mức để đo mạch của người ốm. Bác sĩ không có bệnh, thì có thể dùng mạch của bản thân để đo mạch của bệnh nhân, đó là nguyên tắc chẩn mạch.
Làm thế nào để bảo vệ mắt tai mũi ?
Trả lời: Thân thể con người, mùa hạ nên mát, mùa đông nên ấm. Thần khí của tâm phát ra mắt, gọi là nhìn. Tinh khí của thận phát ra tai, gọi là nghe. Linh hồn của tỳ phát ra mũi, gọi là hít thở. Phách phí của mật phát ra miệng, gọi là nói.
Tiết kiệm nhìn để dưỡng thần. Tiết kiệm nghe để dưỡng hư. Tiết kiệm lời để dưỡng khí, tiết kiệm dục để dưỡng tinh. 5 sắc màu khiến mắt mù, mắt chìm trong sắc màu thì bị tiêu tan trong đó. 5 âm thanh khiến tai điếc, tai ngập vào âm thanh bị tiêu huỷ trong đó. 5 mùi vị làm miệng loạn, miệng tham 5 mùi vị thì bị tiêu tan trong đó. 5 hơi thở khiến mũi tắc, mũi ngập 5 hơi thử thì tiêu tan trong đó.
Cho nên, người xưa mắt không nhìn màu đáng ghét, tai không nghe tiếng dâm dật, đó là phòng ngừa tinh thần bị tan rã.
Quá vui thì làm thương tâm, quá giận thì hại can, quá sợ thì hại thận, quá buồn thì hại phế, quá nghĩ thì hại tỳ. Đó là 5 vết thương.
Nhìn lâu hại máu, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân. Đó là vết thương vì 5 sự lao lực.
Nhìn quá tổn sáng, nói quá tổn khí, nghĩ quá tổn thần, muốn quá tổn tinh. Đó là 4 sự tổn hại
Những người già nên dưỡng sinh để cơ thể khỏe mạnh
Vì sao tỳ suy nhược lại sinh trăm bệnh?
Trả lời: Tỳ theo Đông y là nơi hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Tỳ vượng sinh sôi muôn vật, tỳ suy nẩy sinh trăm bệnh. Ngày xưa, ông Đông Pha điều hòa tỳ, ăn không quá một miếng thịt, uống không quá một hớp nước. Có người rủ uống thì bảo rằng: một là an phận để dưỡng phúc, hai là cho dạ dày thảnh thơi để dưỡng khí, ba là tiết kiệm tiêu phí để dưỡng tài. Người khéo vệ sinh thì dưỡng nội, không khéo vệ sinh thì dưỡng ngoại. Dưỡng nội thì yên ổn phủ tạng, điều hòa huyết mạch; dưỡng ngoại thì tham mọi vị ngon, say mọi thứ vui, tuy cơ bắp phổng phap, mà khí lại quá mạnh, bên trong ăn mòn cả phủ tạng.