Y học cổ truyền chữa liệt dương như thế nào? Liệt dương là một chứng bệnh dương vật không Cương được, thuộc phạm vi chứng dương nuy của y học cổ truyền. Vậy cách chữa trị trong y học cổ truyền như thế nào? Các bài thuốc Y học cổ truyển chữa đái dầm Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa mất tiếng hiệu

Y học cổ truyền chữa liệt dương như thế nào?

2682

Liệt dương là một chứng bệnh dương vật không Cương được, thuộc phạm vi chứng dương nuy của y học cổ truyền. Vậy cách chữa trị trong y học cổ truyền như thế nào?

Chữa liệt dương bằng Y học cổ truyền

Chữa liệt dương bằng Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra chứng liệt dương do cơ thể bị suy nhược (tâm tỳ bị tổn thương làm cho tinh khí hao kiệt) do rối loạn thần kinh chức năng (thận hư gây hại tinh huyết) do viêm nhiễm lâu ngày, sỏi niệu quản… (thấp nhiệt tích trệ).

Các phương pháp điều trị liệt dương theo Y học cổ truyền

Nội dung trong bài viết

Liệt dương do suy nhược cơ thể

Do tân tỳ hư

Triệu chứng: da xanh, mắt vàng, ăn kém, ngủ ít, di tinh liệt dương, rêu lưỡi trắng, chất lười nhợt, mạch trầm tế.

Phương pháp chữa: ôn bổ tầm tỷ (kiện tỳ an thần)

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa liệt dương do suy nhược cơ thể bao gồm các vị thuốc sau đây:

Hoài sơn 12 gam

Cám nếp 12 gam

Đinh lăng 12 gam

Cao ban long 8 gam

Ý dĩ 12 gam

Hà thủ ô 12 gam

Trâu cổ 8 gam

Kỷ tử 12 gam  

Sa nhân6 gam

Long nhãn 12 gam

Hoàng tinh 12 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Châm cứu: châm bổ hoặc cứu các huyệt Tâm du, Tỳ du, Mệnh môn, Túc tam lý, Tam âm giao.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng liệt dương ở nam giới

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng

Do Thận âm và thận dương hư (Đông y cho là do sinh dục quá độ, thủ dâm hoặc do tiên thiên bẩm tố thận kém sinh ra chứng liệt dương).

Triệu chứng: sắc mặt trắng, đau lưng, ù tai, mỏi gối, mắt mờ, ăn kém, sợ lạnh, tay chân lạnh, ngủ ít, di tinh liệt dương hồi hộp mạch trầm tế nhược.

Phương pháp chữa: ôn bổ hạ nguyên an thần (bổ thận âm)

Bài thuốc Bài 1.

  • Hà thủ ô 40 gam
  • Liên nhục 20 gam
  • Trâu cổ 40 gam
  • Quế 10 gam
  • Phá cố chỉ 40 gam
  • Cao ban long 16 gam
  • Kỷ tử 40 gam
  • Thục địa 16 gam

Tán bột ngày uống 20 – 40 gam,

Bài 2.

  • Bố chính sâm 12 gam
  • Cáp giới 8 gam
  • Hoài sơn 12 gam
  • Ngũ gia bì 8 gam
  • Sâm cau 8 gam
  • Ngưu tất 12 gam
  • Cam thảo nam 8 gam
  • Thạch hộc 12 gam
  • Kỷ tử 12 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3, Đại bổ nguyên tiễn gia giảm

Đảng sâm 12 gam

Đương quy 8 gam

Sơn được 12 gam

Sơn thù 8 gam

Thục địa 12 gam

Kỷ tử12 gam

Đỗ trọng 12 gam

Chích thảo 6 gam

Bài 4. Ban long hoàn

Thục địa 12 gam

Bá tử nhấn 12 gam

Thỏ ty tử 12 gam

Phục linh 12 gam

Phá cố chỉ 12 gam

Lộc giác giao 20 gam

Làm viên ngày uống 20 – 30 gam.

Ngoài ra theo Giảng viên Trung cấp Y học cổ tryền Nguyễn Hữu Định, Có thể dùng các bài: Bát vị quế phụ, Hữu quy hoàn gia giảm để điều trị dưới dạng viên hay sắc

Châm cứu: cứu các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Mệnh môn, Tam âm giao, Thái khê.

Nhiều người chữa liệt dương bằng phương pháp Đông y đều thành công

Nhiều người chữa liệt dương bằng phương pháp Đông y đều thành công

Liệt dương do viêm nhiễm, sỏi lâu ngày ở vùng tiền niệu

Do thấp nhiệt.

Triệu chứng: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưới vàng, dầy, mạch nhu sác.

Phương pháp chữa: tư âm thanh nhiệt.

Bài thuốc Bài 1.

Bài 1.

Vỏ núc nác 12 gam

Trâu cổ 8 gam

Ý dĩ 12 gam

Huyết đằng 12 gam

Mạch môn 12 gam

Hà thủ ô 12 gam

Кỷ tử 12 gam

Phá cố chỉ 8 gam

Bài 2, Bát vị tri bá gia giảm.

Châm cứu: châm tả các huyệt Trung cực, Khúc cốt, hợp cốc, Khúc trì.

Theo kết quả nghiên cứu của Khoa Nội II Viện Y học Cổ truyền TW qua theo dõi 60 bệnh nhăn, bao gồm những bệnh nhân xuất tinh sớm và liệt dương nhẹ, dùng phương pháp y học cổ truyền đã điều trị có kết quả như sau:

Tốt 30 bệnh nhân

Khá 20 bệnh nhân

Trung bình 5 bệnh nhân

Kém 5 bệnh nhân

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017