Măng cụt và những tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe.
Nội dung trong bài viết
Quả măng cụt được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt, thanh, mát, khi ăn ta cảm nhận hết được vị ngon ngọt, ngoài tác dụng là loại quả giải khát mùa hè thì măng cụt còn có rất nhiều tác dụng khác nữa, mời các bạn đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết ạ!
Xem thêm:
- Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ củ hành không phải ai cũng biết.
- Tác dụng chữa viêm họng tuyệt vời từ cây rau trai.
Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ sẫm, dầy cứng, phía dưới có là đài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 – 18 hạt, quanh hạt có áo hạt ăn được.
Phân bố, thu hái và chế biến
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM
Người ta cho rằng cây măng cụt nguồn gốc ở các đảo La sôngđơ và Môluye (Malaysia, Indonesia) sau được các nhà truyền giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam. Hiện nay được trồng rộng rãi ở Nam Bộ. Còn thấy ở Philippines, Indonesia, Malaysia.
Người ta trồng chủ yếu để lấy áo hạt mà ăn; vỏ quả phơi khô dùng chữa đi ỉa lỏng hay đi lỵ.
Công dụng và liều dùng
Tại nhiều nước Malaysia, Campuchia, Philippines, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm thuốc chữa đau bụng đi tiêu chảy, chữa lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Cách dùng như sau:
Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM
Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn) thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 – 4 lần chén to nước này.
Có thể dùng theo đơn sau đây: Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, nước 1.200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600ml). Mỗi lần uống 120ml. Uống mỗi ngày 2 lần.