Trị bệnh ngoài da hiệu từ quả cà pháo.
Cà pháo đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta, vào mùa hè ăn canh với quả cà sẽ giúp chúng ta ăn ngon cơm hơn, chúng ta thường nghĩ đến cà và tác hại của nó nhưng quả cà cũng có rất nhiều tác dụng các bạn nhé! đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của quả cà trong việc điều trị các bệnh ngoài da, chảy máu chân răng….
Xem thêm:
- Trị chứng tiêu chảy nhờ các bài thuốc đơn giản mà hiệu quả.
- Chữa đau nhức đầu hiệu quả nhờ các bài thuốc dân gian.
Cà pháo là thức ăn phổ biến ở mọi miền nước ta. Tùy theo từng vùng, miền mà cà được chế biến thành nhiều món ăn rất đa dạng như ăn sống chấm với mắm tôm, muối xổi ăn tái, dầm tương hay muối nén, xào, kho… Người dân Nhật Bản lại thích ăn món cà pháo muối xổi vì cho rằng ăn như vậy sẽ có ích cho tỳ vị, nước của cà ăn sống có công hiệu giải độc.
Theo y học cổ truyền, cà pháo có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng, tán huyết tiêu viêm, chỉ thống… được dùng làm thức ăn vị thuốc chữa bệnh:
Trị mụn nhọt, côn trùng đốt chống sưng, cầm đau nhức và không làm mủ: cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào vết thương.
Trị phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.
Trị bệnh ngoài da, chảy máu chân răng, chín mé ở tay, nứt đầu vú: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
Trị bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.
Trị ho, viêm họng mạn tính: cà pháo tươi 50g, đun chín, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần.
Trị đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống.
Trị chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.
: tai quả cà đun kỹ lấy nước uống.
Kiêng kỵ: cà pháo tính hàn, hơi độc, vì vậy, chú ý khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… Người mới ốm dậy, sức khỏe yếu không nên dùng.