Vị thuốc đông y Cam thảo là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc đông y. Vậy cây thuốc này mang lại những tác dụng gì cho sức khỏe, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ các tác dụng từ Bồ công anh
- Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ các tác dụng từ Kim ngân hoa
Hình ảnh cây cảm thảo trong tự nhiên
Tìm hiểu những đặc điểm về cây thuốc Cam thảo
Nội dung trong bài viết
Vị thuốc đông y cây cam thảo được xem là một trong những cây thuốc quý trong đông y chúng xuất hiện nhiều trên cả nước ta và thường thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Tên gọi khác của cây Cam thảo như Quốc lão, bắc cam thảo, sinh cam thảo…
- Tên gọi theo khoa học của cây Cam thảo là Glycyrrhiza uralensis Fisch.
- Vị thuốc đông y Cam thảo thuộc họ Đậu (Fabaceae) hoặc họ Cánh bướm.
Hiện nay, người ta phát hiện ra ba loại cam thảo sinh sống tại các vùng khác nhau trên nước ta như: cây cam thảo bắc, cây cam thảo đất và cây cam thảo dây.
Tìm hiểu những tác dụng của cây cam thảo mang lại cho sức khỏe
Tác dụng của cây Cam thảo trong Đông y
Theo chia sẻ của Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, Cam thảo là loại dược liệu có tính bình, vị ngọt và không có độc tố và được quy vào ba kinh chủ yếu là Tâm, Phế, Tỳ Vị. Từ những tính vị đó, trong đông y dược liệu này mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như sau:
- Trong đông y cây cam thảo có tác dụng kiên gân, thanh nhiệt, giải độc, nội lực và trưởng cơ nhục.
- Giúp hạ chí, ôn trung, giải khát, lợi khí huyết, thông minh mạch.
- Giúp người bệnh chỉ khai, chỉ thống.
- Giúp người bệnh ích tinh, định phách, thông cửu khiếu, an thần và lợi bách mạch.
- Đặc biệt còn giúp nhuận phế, dưỡng khí và hoãn cấp.
Tác dụng của cây Cam thảo trong học hiện đại
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, bên cạnh những tác dụng trong Đông y, cây Cam thảo theo y học hiện đại có chứa một số hoạt chất như: hoạt chất chống oxy hóa Glabridin, Glabra, Glycyrrhiza glabra, Glycyrrhizin, Staphylococcus aureus…. giúp tham gia vào quá trình điều trị một số bệnh lý như sau:
- Giúp người bệnh kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và điều trị viêm da hiệu quả.
- Giúp người bệnh hỗ trợ điều trị bệnh viêm mô tế bào da, viêm nang lông, chốc lở.
- Giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể tốt hơn.
- Còn có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày, giảm đau và chữa lành những vết loét nhanh chóng do bệnh dạ dày gây ra.
- Giúp người bệnh giải độc, cải thiện chức năng gan, mát gan và tham gia vào quá trình điều trị bệnh viêm gan do virus gây nên.
- Có hiệu quả trong việc điều trị bệnh sâu răng và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
- Điều trị bệnh viêm phế quản và các chứng bệnh khác như ho có đờm, ho khan.
- Đặc biệt nó còn giúp điều chỉnh nồng độ hormone nội tiết tố trong cơ thể.