Trong Y học cổ truyền cam thảo Nam có vị ngọt hơi đắng, tính bình; vào kinh tỳ, vị, phế, can Có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát.
- Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị loãng xương từ dâm dương hoắc
- Bài thuốc Y học cổ truyền trị đầy bụng, mụn nhọt từ rau răm
- Bài thuốc Y học cổ truyền thanh nhiệt, chữa lở ngứa từ rau muối
Bài thuốc thuốc thanh nhiệt, nhuận phế, lợi thấp từ Cam thảo nam
Y học cổ truyền sử dụng Cam thảo nam chữa cảm sốt, ho, viêm họng, tiêu chảy, lỵ, giải độc do say sắn, thấp cước khí và rôm sảy trẻ em.
Cách dùng và liều lượng: dạng khô: 8-12g; dùng tươi: 20- 40g. Sau đây là một số bài thuốc có cam thảo nam..
Y học cổ truyền Hà Nội bài thuốc chữa bệnh từ Cam thảo nam
Chữa cảm sốt:
Bài 1: cam thảo đất tươi 32g, ngư tinh thảo 15g, kim ngân 12g, bạc hà 9g. Sắc uống. Chữa cảm sốt có ho.
Bài 2: cam thảo đất 15g, hạn liên thảo 15g, sài đất 15g, cát căn 15g, trắc bá 12g. Sắc uống. Chữa sốt phát ban.
Chữa viêm họng, ho có đờm: cam thảo Nam 15g, tang bạch bì 15g, tỳ bà diệp 10g. Sắc uống ngày một thang.
Lợi thấp:
Bài 1: cam thảo Nam 15g, mơ lông 15g, phượng vĩ thảo 20g. Sắc uống. Chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy.
Bài 2: cam thảo Nam 20g, xa tiền tử 12g, râu ngô 12g, Sắc uống. Chữa tiểu tiện không thông, tiểu buốt, tiểu dắt.
Bài 3: cam thảo Nam 20g, xích tiểu đậu 20g, lu lu đực 20g, đại táo 10g. Sắc uống. Chữa tiểu tiện không thông, tiểu buốt, tiểu rắt sinh phù thũng.
Bài 4: cam thảo Nam 30g, cây rau má lá rau muống 30g, địa liền 30g. Sắc uống. Trị lỵ trực khuẩn.
Chữa thấp cước khí:
Bài 1: cam thảo Nam 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 20g, xa tiền thảo 10g. Sắc uống. Chữa dị ứng, nổi mề đay.
Bài 2: cam thảo Nam 20g, kim ngân hoa 20g, sài đất 20g. Sắc uống. Chữa viêm da, lở ngứa, mụn nhọt, eczema.
Bài 3: cam thảo Nam tươi 50 – 60g. Sắc uống hoặc thêm nước, xay, ép lấy nước uống. Công dụng: giải độc sắn, chữa phế nhiệt, mẩn ngứa và tiểu tiện khó.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: cam thảo Nam 20 – 30g, diệp hạ châu 12g. Sắc uống.