Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng, đầu gối và mông của trẻ.
- Thầy thuốc đông y hướng dẫn điều trị bệnh quai bị từ hạt gấc
- Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc từ các bộ phận của cây sung
Trị bệnh tay chân miệng không lo tốn tiền
Nhìn chung, các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não,… thậm chí đe dọa tính mạng trẻ nếu không được điều trị đúng cách kịp thời, bác sĩ Trần Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.
Hiện nay bệnh đang có xu hướng vào mùa nên các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ. Đối với những trẻ bị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, các bậc cha mẹ có thể sử dụng một số loại lá dùng để tắm, giúp trẻ nhanh bình phục.
Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh, các bậc cha mẹ có thể dùng ba loại lá sau để tắm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.
- Lá diếp cá
Theo y học cổ truyền, diếp cá vị chua, tính hàn, quy kinh can, phế, mùi tanh, cay nhẹ; có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng điều trị phế ung. Dùng ngoài chữa vết lở loét, ung thũng, hay trĩ.
Nhân dân thường dùng cây diếp cá trong các trường hợp tụ máu như trong bệnh trĩ lòi dom, bằng cách dùng diếp cá với liều lượng từ 6 đến 12g đem sắc nước lấy hơi xông rồi rửa.
Để điều trị bệnh tay chân miệng, dùng nắm lá diếp cá đã rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó dùng nước sắc đem pha loãng với nước sạch và tắm cho trẻ
Với đặc tính mát, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng hiệu quả, nên có tác dụng tốt đối với những bọng nước ở tay chân miệng.
Vị thuốc trà xanh trị bệnh tay chân miệng
- Lá trà xanh
Theo Đông y, lá trà xanh tính hàn, vị đắng, chát, hơi chua, không độc; vào can, tâm, tỳ, phế, thận; có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong thấp, giải độc, làm bền mạch máu, sát khuẩn và làm lành những thương tổn.
Theo y học hiện đại, lá trà có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Đồng thời, thành phần tanin chiếm nhiều trong lá trà xanh có tác dụng săn se niêm mạc, khô vết thương hở, nhanh mọc tổ chức hạt nên rất thích hợp để điều trị bệnh chân tay miệng.
Bạn chỉ cần đem lá trà xanh 300g rửa sạch, đun sôi với nước trong 5 phút để nguội đến nhiệt độ thích hợp thì lấy ra để tắm cho trẻ.
- Lá kinh giới
Theo y học cổ truyền, kinh giới có đặc điểm vị cay, tính ấm, quy kinh phế, can, tỳ.
Tác dụng khu phong tán hàn, tắm trị phong hàn phong nhiệt rất tốt. Alkaloid trong kinh giới có tính kháng viêm mạnh, tiêm viêm, sát trùng, chữa chứng mẩn ngứa, ban chẩn, nhiễm độc ngoài da rất hiệu quả.
Để trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ dùng 100g rau kinh giới tươi đun với 5 đến 7 lít, rồi dùng nước này tắm cho trẻ.
Không chỉ mang đến hiệu quả điều trị cao, đây còn là những loại lá rất dễ tìm với giá thành rẻ. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên dùng các loại lá sạch, không bị nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu.
Theo cố vấn y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi dùng cần rửa sạch và đun sôi kỹ, tiếp đến để nguội đến nhiệt độ ấm thì dùng tắm cho trẻ. Khi tắm cần hết sức thận trọng, tắm nhẹ nhàng, tắm nhanh và kiêng gió. Lưu ý tuyệt đối không làm xây xước hay làm vỡ các nốt phỏng, vì điều này sẽ gây nhiễm trùng cho trẻ. Tắm xong lau khô người cho trẻ bằng khăn bông sạch.
Đồng thời, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc/bác sĩ trước khi dùng để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo phù hợp với tình trạng của trẻ. Ngoài ra, những thông tin trên không thể thay thế cho lời khuyên của cán bộ y tế nên bạn không nên tự ý áp dụng khi chưa được hướng dẫn.
Nguồn: Báo SK&ĐS – Y học cổ truyền