Nổi mề đay là chứng bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và làm mất sự tự tin của người bệnh. Cần hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để điều trị bệnh bằng phương pháp thích hợp nhất
- Chữa viêm đau khớp tại nhà bằng muối rang gừng bạn đã biết chưa?
- Những bài thuốc hay giúp điều trị bệnh từ cây bạch biển đậu
- Mẹo chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ không phải ai cũng biết
Bệnh mề đay không chỉ gây ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ
NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY VÀ TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT
Nội dung trong bài viết
Để lựa chọn được cách trị nổi mề đay phổ hiệu quả nhất, người bệnh cần hiểu về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết căn bệnh này. Theo đó, bệnh lý da liễu này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Trong đó, những yếu tố gây bệnh phổ biến nhất gồm:
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị mề đay thì khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Khói bụi, phấn hoa, lông động vật chó, mèo.
- Tiếp xúc với hóa chất: Phẩm màu, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm hoặc thuốc rửa tay thông thường có thể làm nguy cơ mắc bệnh ca.
- Dị ứng thực phẩm: Những thức ăn giàu đạm, protein, sữa, đậu phộng, tôm, cua.
- Dị ứng thuốc: Các loại kháng sinh, thuốc chống viêm, các nhóm vắc-xin hay thậm chí là thuốc chống dị ứng đều có thể là nguyên nhân gây mề đa.
- Côn trùng đốt: Nọc độc của các loại côn trùng kiến, muỗi, ong…đều khiến những người có cơ địa da nhạy cảm dễ bị mề đa.
- Nhiễm trùng: Ký sinh trùng đường ruột, virus viêm gan B, C, nhiễm bệnh tay, chân, miệng hay tai, mũi, họng.
- Dị ứng thời tiết: Khí hậu thay đổi đột ngột, cũng khiến da bị biến đổi và trở nên nhạy cảm.
Tùy từng thể bệnh mà triệu chứng biểu hiện ra ngoài sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, bệnh lý này có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau: Da bị nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa da, phù mạch (thường gặp ở môi, mắt, lưỡi, bộ phận sinh dục), da vẽ nổi, mệt mỏi…
Mẹo chữa bệnh mề đay mãn tính, giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy theo Đông y
MÁCH BẠN ĐIỀU TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY BẰNG THUỐC ĐÔNG Y
Theo như y học cổ truyền, bệnh mề đay xuất hiện do hoạt động của các bộ phận như gan, thận bị suy yếu, suy kiệt sức khỏe. Từ đó, các yếu tố ngoại tà bên ngoài dễ dàng xâm nhập, gây uất tích tại bì dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa da, sưng phù.
Do vậy, Đông y trị bệnh chú trọng bồi bổ gan – thận, giải trừ độc tố hoặc tăng sức cho cơ thể. Cùng tìm hiểu các bài thuốc để áp dụng khi bị mề đay như sau:
Chữa trị mề đay sơ phong thanh nhiệt
Thể bệnh này tái phát đột ngột, vết sẩn lan ra rất nhanh, ngứa nhiều. Bài thuốc được chế biến như sau: Phòng phong, chi tử, đương quy, huyền sâm mỗi loại 12g, kinh giới, cỏ mực, cam thảo đất, nam hoàng bá tương tự 16g, cuối cùng kim ngân 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa mề đay thể phong nhiệt
Cần dùng các thảo dược như: Phòng phong, thuyền thoại, kinh giới, cam thảo 6g/vị, kim ngân, đại thanh diệp, ngưu bàng, đan bì, liên kiều, lá đơn, bèo cái mỗi vị 10g. Đem tất cả bỏ vào nồi sắc uống, mỗi ngày 1 thang thuốc chia làm 3 lần.
Thể phong hàn
Bệnh thường gặp khi trời lạnh, trời nóng bệnh lại thuyên giảm.
Chuẩn bị ma hoàng, quế chi đều 6g, bạch thược, hạnh nhân, khương hoạt, đảng sâm, tô diệp đều 10g mỗi loại, táo 7 trái, gừng tươi thái thành 3 lát. Uống mỗi ngày 1 thang để cho hiệu quả tốt nhất.
Thể thấp nhiệt
Dấu hiệu thể này chủ yếu là da đỏ sạm, khi nhiệt độ tăng hay gặp gió bệnh lây lan rất nhanh.
Bài thuốc dưới đây có tác dụng hóa thấp, phương hương.Thành phần gồm: Bồ công anh, ngân hoa 15g/vị, sinh cam thảo, hoắc hương, trần bì, hậu phác 6g/vị, bội lan, hoàng cầm, hoạt thạch, xích thược, linh bì 10g/vị. Đem đi sắc ngày dùng 1 thang.
Dị ứng thức ăn (thể thực tích)
Bệnh này xảy ra sau khi chúng ta ăn phải thực phẩm. Gây tổn thương ở da với màu đỏ hay trắng, kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bụng cồn cào, đại tiện không đều.
Sao chỉ xác 6g, địa phu tử, kê nội kim, tiêu tân lang, phục linh, xích thược, cúc hoa, tiêu sơn tra mỗi vị /10g, ngân hoa 12g, bạch tiễn bì 15g. Vị thuốc này dùng ngày 1 thang.
Ưu điểm: Áp dụng được cho người có cơ địa yếu, nguyên liệu tự nhiên, tác dụng điều trị căn nguyên nên kết quả trị bệnh lâu dài.
Nhược điểm: Sử dụng thời gian lâu dài, tác dụng trị bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.