Chúng ta nên dùng lại tai của quả hồng hay bỏ đi? Sau khi ăn không nên bỏ ngay, thay vào đó bạn có thể giữ lại phần tai của quả hồng để dùng cho trị bệnh. Nó có tác dụng chữa trị ho, nấc, tiểu đêm nhiều lần Công dụng điều trị bệnh của cây Thương lục là gì? Cùng tìm hiểu công dụng tuyệt vời

Chúng ta nên dùng lại tai của quả hồng hay bỏ đi?

2974

Sau khi ăn không nên bỏ ngay, thay vào đó bạn có thể giữ lại phần tai của quả hồng để dùng cho trị bệnh. Nó có tác dụng chữa trị ho, nấc, tiểu đêm nhiều lần

Tai của quả hồng có tác dụng giáng nghịch hạ phong, hạ khí, ấm trung tiêu,đi đái đêm...

Tai của quả hồng có tác dụng giáng nghịch hạ phong, hạ khí, ấm trung tiêu,đi đái đêm…

TÌM HIỂU VỀ CÂY HỒNG – TAI CỦA QUẢ HỒNG

Nội dung trong bài viết

Thị đế là tên gọi dược liệu phần tai của quả hồng. Dưới đây Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho biết các cách gọi tên như sau:

Tên gọi, phân nhóm là gì?

Tên gọi khác: Thị đinh, Tai hồng, Mạy chí (Tày), Mác pháp.
Tên khoa học: Diospyros kaki L. f.
Họ: Thị (Ebenaceae).

Đặc điểm sinh thái của cây hồng

Cây hồng có cao từ 5 – 10 m, lá có cuống ngắn, chiều dài không quá 1cm. Phiến lá hồng có hình trứng, dài từ 7 – 14 cm, rộng 4 – 8 cm, mép hơi lượn sóng. Cây hồng ra hoa vào tháng 6 và ra quả từ tháng 9 – 10. Thị đế là tên dược liệu của tai quả hồng. Quả hồng sau khi chín lấy phần tai đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc.

Cây hồng được trồng hoặc mọc hoang ở một số quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Ở nước ta, hồng được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc và Tây Nguyên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Tai của quả hồng (thị đế).

Ngoài ra, các bộ phận khác của quả hồng cũng được dùng làm thuốc, gồm có:

  • Thị sương: Đây đường trong quả hồng, được thu thập bằng cách đun hồng trong nồi nhỏ, đun ở lửa vừa phải, khi thành đường thì đổ ra khuôn. Khi chất trên khô và keo lại, dùng dao cắt thành miếng nhỏ và đem phơi cho đến khi khô hẳn. Dân gian thường dùng thị sương để trị ho, đau họng.
  • Thị tất: Đây là nước ép của quả hồng khi còn xanh, sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô có thể trị được bệnh tăng huyết áp.
  • Lá hồng: Vị thuốc có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, hạ huyết áp, trị mất ngủ.

Thu hái: Sau khi quả hồng chín, thu hái, ăn phần quả và giữ phần tai lại.

Bào chế: Tai hồng đem bào phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học trong tai của quả hồng

Tai của quả hồng có chứa các thành phần hóa học chính là tanin. Trong tanin có chứa nhiều loại axit như axit tritecpenic, oleanolic, axit ursolic, axit betulinic. Đây cũng chính là hoạt chất khiến cho quả hồng có vị chát.

Tác dụng dược lý của tai quả hồng

Vị thuốc thị đế có tác dụng trị ho, nấc, tiểu đêm, đầy bụng.

Tính vị: Thị đến có tính ôn, vị đắng.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Y học cổ truyền

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Y học cổ truyền

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TAI CỦA QUẢ HỒNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

Liều dùng, cách dùng
Liều dùng: 6 – 10 gam.
Cách dùng: Thuốc dùng ở dạng sắc hay dạng bột.

Một số bài thuốc trị bệnh có vị thuốc thị đế gồm có:

  • Chữa nấc, đầy bụng, ăn không tiêu

Chuẩn bị: 8 gam thị đế, đinh hương; 5 lát sinh khương.

Thực hiện: Đem sắc tất cả nguyên liệu trên với 600 ml nước sôi, khi nước cô lại còn 200 ml nước thì tắt bếp,chia uống nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể thêm 2 trần bì và bán hạ, 4 gam thanh bì để tăng độ hiệu quả.

  • Chữa nấc, chứng hư hàn ách nghịch

Chuẩn bị: Đinh hương, Thị đế (tai hồng), Đảng sâm.

Thực hiện: Đem sắc tất cả nguyên liệu trên, chia thành 2 phần, dùng thuốc trong ngày. Dùng 1 thang mỗi ngày để ích khí, trừ hàn, giáng nghịch, ôn trung – Theo Thị Đế Thang-Tế Sinh Phương.

  • Trị nôn mửa, nấc cụt

Chuẩn bị: 4 gam đinh hương, 12 gam thị đế, 12 gam gừng tươi, 16 gam nhân sâm.

Thực hiện: Đem sắc tất cả nguyên liệu trên, dùng 1 thang/ ngày, chia làm 2 lần uống. – Theo Đinh Hương Thị Đế Thang.

  • Trị nấc cụt do hàn

Chuẩn bị: 8 gam thị đế, 4 gam cam thảo, 8 gam đinh hương, 4 gam lương khương, 5 lát sinh khương

Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên tán thành bột. Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 6 – 8 gam. Duy trì bài thuốc đều đặn để tán hàn, chỉ thống, thuận khí, giải uất. – Theo Đinh Hương Tán – Tam Nhân Cực, Bệnh Chứng Phương Luận.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 09.8258.8258 – 09.8259.8259




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017