Các vị thuốc từ cây sen dễ làm vô cùng Các vị thuốc từ cây sen dễ làm vô cùng Cây Sen được trồng nhiều nơi trong nước ta để lấy hoa, dùng để ăn uống, trang sức và dùng làm thuốc. Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm khớp dạng thấp Phòng chữa bệnh hiệu quả từ đậu mắt đen. Lá sen Các

Các vị thuốc từ cây sen dễ làm vô cùng

2599

Các vị thuốc từ cây sen dễ làm vô cùng

Cây Sen được trồng nhiều nơi trong nước ta để lấy hoa, dùng để ăn uống, trang sức và dùng làm thuốc.

Lá sen
Lá sen

Các vị thuốc gồm có:

1. Hà diệp (Liên diệp, Lá sen): Cách bào chế: Lấy lá sen tươi phơi âm can đến khô hoặc dùng tươi.

Tính vị: Vị đắng chát, tính bình. Quy kinh: Vào kinh các kinh: Tâm, Tỳ, Vị. Công dụng: Thanh thử thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Chữa sốt mùa hè, say nắng, chữa ỉa chảy. Liều dùng:  Từ 12 – 20g/ngày, dưới dạng nước ép hoặc thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột.

2. Liên tu (Nhụy sen, tua sen): Bộ phận dùng: Nhụy của hoa sen phơi khô. Tính vị: Ngọt sáp, tính bình. Quy kinh: Vào 2 kinh Tâm và Thận. Công dụng: Thanh tâm, bổ thận sáp tinh. Chủ trị: Chữa băng lậu hay quên, cầm máu. Liều dùng: 5 – 10g/ngày.

3. Liên ngẫu (Ngẫu tiết)

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM

Cách bào chế: Lấy ngó sen tươi giã tinh bỏ bã lấy nước cốt. Tính vị: Vị ngọt, tính mát. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ. Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh tả vị hỏa, tiêu thực, bổ tâm, thanh nhiệt. Chủ trị: Chữa chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu, chữa sản hậu bị tổn thương sau đẻ. Liều dùng: 12 – 20g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay dùng sống, có thể phơi khô sao thơm hoặc sao tồn tính.

4. Liên phòng (Gương sen) Cách bào chế: Gương sen già đã lấy hạt phơi khô. Tính vị: Vị đắng, tính chát ôn. Quy kinh: Vào 2 kinh Can, Tâm bào. Công dụng: Tiêu ứ, chỉ huyết. Chủ trị: Chữa băng lậu ra máu, đi tiểu ra máu, đẻ xong nhau thai ra chậm. Liều dùng: 8 – 12g/ngày.

Hạt sen

Hạt sen

5. Liên nhục (Hạt sen); Cách bào chế: Hạt sen đã bỏ vỏ cứng. Tính vị: Ngọt sáp, tính bình. Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Thận. Công dụng: Bổ tâm an thần, ích tỳ sáp trường, cố tinh, sinh dưỡng cơ nhục. Chủ trị: Các chứng tâm tỳ hư mất ngủ, tâm phiền, ỉa chảy kéo dài, người gày yếu, cơ bắp teo nhẽo, trẻ em bụng ỏng đít beo… Liều dùng: 12 – 20g/ngày.

6. Thạch liên nhục;

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM

Cách bào chế: Hạt quả sen phơi khô còn cả vỏ cứng, liên nhục và tâm sen. Tính vị: Tính hơi hàn, vị khổ. Quy kinh: Vào 2 kinh Can, Tỳ. Công dụng: Thanh nhiệt ở tâm vị, sáp tinh, sáp trường chỉ lỵ, thanh tâm hỏa. Chủ trị: Chữa di tinh, chữa lỵ mãn tính, chứng tâm hỏa gây mất ngủ hoặc tâm hỏa dồn xuống bàng quang gây đái buốt, đái đục. Liều dùng: 6 – 12g/ ngày.

7. Liên tâm (Tâm sen); Cách bào chế: Là mầm trong hạt sen phơi hay sấy khô. Tính vị: Vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào 2 kinh: Tâm và Thận. Công dụng: Thanh tâm, an thần trừ phiền. Chủ trị: Chữa mất ngủ, trấn tâm an thần, giải phiền lao, chữa nói nhảm, di mộng tinh, tăng khí lực.

Nguồn: Yhoccotruyenvn.com




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017