Chữa lở loét do nhiệt hiệu quả nhờ bài thuốc y học cổ truyền.
Nội dung trong bài viết
Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ, Khi bị lở loét miệng chúng ta sẽ cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống, giao tiếp, và có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng, thay vì uống thuốc tây bạn hoàn toàn có thể dùng các bài thuốc y học cổ truyền chữa lở loét hiệu quả và không lo tác dụng phụ, đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Theo y học cổ truyền, cây mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có công dụng mát gan, lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chống đau. Được dùng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương,… Các nghiên cứu còn cho thấy cây mảnh cộng chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có công dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.
Cây mảnh cộng, còn gọi là cây xương khỉ, tại miền Đông Nam Bộ còn gọi là cây bìm bịp. Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt. Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng. Tại một số địa phương bà con trồng để dùng lá non nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Để làm thuốc bà con thu hái cây lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa lở miệng do nhiệt.
Lá mảnh cộng tươi 60g, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày.
Bài 2: Khớp xương đau nhức do thay đổi thời tiết.
Cây mảnh cộng 30g, toàn cây trâu cổ 20g, tầm gửi cây dâu tằm 20g, rễ và thân cây gối hạc 20g; thêm 1.200ml, sắc lấy 300ml; chia 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày; dùng liên tục 15 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống.
Cây mảnh cộng tươi 80g, củ sâm đại hành tươi 50g, ngải cứu tươi 50g. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra, liên tục 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng càng tốt.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính.
Toàn cây mảnh cộng khô 30g, râu ngô 20g, lá vọng cách 12g, trần bì 12g, sâm đại hành 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ với 1.000ml nước, đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày. 15 ngày một liệu trình.
Lưu ý:
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, Do cơ địa mỗi người một khác, để bài thuốc đem lại hiệu quả cao cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch kê đơn cho phù hợp.