Do tác dụng bổ gan, thông mật lợi tiểu nên nhiều người sử dụng Atiso làm đồ uống hàng ngày. Tuy nhiên nếu lạm dụng Atiso sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt.
Nội dung trong bài viết
- Công dụng chữa bách bệnh của cây thuốc Mía dò
- Phát hiện những công dụng tuyệt vời đến ngỡ ngàng của tam thất
- Tác dụng không thể bỏ qua của cây vối đối với cơ thể
Lạm dụng Atiso có thể gây nhiều nguy hại cho cơ thể
Atiso có thể xem như là cây thuốc quý đối với người mắc bệnh gan vì có thể loại bỏ độc tố trong gan, ngoài ra Atiso còn có tác dụng đối với các bệnh nhân có nồng độ cholesterol cao, tăng mỡ máu, vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch,…thế nhưng nếu sử dụng quá 2 lít trà Atiso mỗi ngày sẽ tác động không tốt đối với cơ thể.
Lạm dụng Atiso gây hại gan, suy thận
Tác dụng của Atiso là lợi tiểu, giải nhiệt, an thần tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất, kém hấp thu các vi chất cần thiếu cho cơ thể như Canxi, Kali,… lâu ngày gây hại cho thận, dễ dân đến suy thận.
Nguy hiểm nhất là đối với những người dùng Atiso uống thay nước hàng ngày, dùng liên tục sẽ làm nhuận gan quá mức, dẫn đến gan tiết nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến sẽ làm mất cân bằng các chất và sinh ra bệnh tật, trong đó nặng nhất là teo gan. Nhiều bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh gan có chứa Atiso cũng được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Làm trướng bụng, khó tiêu
Nếu sử dụng trà Atiso không liều lượng, sẽ gây nhiều ngay hại cho hệ tiêu hóa. Điển hình là trướng bụng khó tiêu.
Sử dụng trà Atiso nhiều và liên tục có thể gây trướng bụng, khó tiêu
Do tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột của Atiso nên nếu dùng thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây ra đầy hơi, trướng bụng khó tiêu ở nhiều người có sử dụng Atiso làm thức uống thường xuyên.
Theo Đông y, Atiso có tính lạnh nên những người có cơ địa tỳ vị hàn ăn uống khó tiêu, do đó dùng nhiều sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
Dùng nhiều Atiso sẽ chán ăn
Hàm lượng sắt có trong Atiso cực cao. Uống nhiều trà Atiso sẽ dẫn đến hiện tượng thừa sắt song lại thiếu khoáng chất vi lượng cận thiết cho cơ thể như kẽm, crom, mangan,…Do đó lạm trụng trà Atiso có thể dẫn đến các chứng mệt mỏi, chán ăn,…
Theo như khuyến cáo của các Y sĩ Y học cổ truyền, mỗi người chỉ nên dùng 10- 20g Atiso sắc với nước nếu dùng tười và 5 – 10g nếu dùng khô. Đối với trà đóng gói cũng chỉ nên sử dụng 2 – 3 túi mỗi ngày. Tốt nhất nên sử dụng Atiso liên tục trong 10 ngày và ngưng trước khi khi sử dụng đợt tiếp theo.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com