Những ảnh hưởng của khí hậu đến bệnh tật của con người theo Đông y Theo Đông y, bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu phát bệnh cơ bản do 3 tác nhân: nội nhân; ngoại nhân; bất nội ngoại nhân. Điều trị táo bón kéo dài bằng phương pháp y học cổ truyền Y học cổ truyền giải

Những ảnh hưởng của khí hậu đến bệnh tật của con người theo Đông y

1720

Theo Đông y, bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu phát bệnh cơ bản do 3 tác nhân: nội nhân; ngoại nhân; bất nội ngoại nhân.

Những ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe của con người

Những ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe của con người

Ngoại nhân (những nguyên nhân bên ngoài gây bệnh)

Khí hậu thiên nhiên, phong hàn, thử, thấp, táo, hoả, bốn mùa, bình thường thì nó giúp cho sự sinh trưởng của vạn vật. nhưng nếu trái thường thì nó làm hại đến vạn vật. Thí dụ: mùa đông đáng rét lại ấm, mùa thu đáng mát lại nóng làm cho người và sinh vật dễ bị cảm nhiễm khí trái thường đó mà sinh bệnh.

Theo các y sĩ y học cổ truyền cho biết: Chúng ta thấy trong tự nhiên tổn tại 6 thứ khí là: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm ướt), táo (khô hanh), hoả (là nóng). Do thời tiết bất thường, 6 loại khí quá mạnh hoặc xuất hiện trái quy luật: gọi là bất cập và thái quá, khi cơ thể yếu chúng trở thành nguyên nhân gây bệnh cho người.

Phong là gió, là không khí lay động. Khi người ta nằm, ngồi nơi gió lùa, gió mạnh đồng thời cơ thể quá yếu gió (phong) sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh cảm cúm, sưng đau xương, khớp, đau lưng, đau dây thần kinh, liệt mặt, ngứa, tai biến mạch máu não gây liệt nửa người.

Hàn là lạnh. Khi người ta làm việc lâu trong thời tiết lạnh, ngâm nước lâu hoặc đói gặp rét, hoặc ăn quá nhiều đồ mát lạnh làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút gây nên một số bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, đau nhức xương khớp, đau lưng, đau dây thần kinh, đau bụng, tiêu chảy, cảm mạo, liệt mặt…

Thử là nắng. Khi người ta làm việc dưới trời nắng lâu, đi đường không đội nón, mũ hoặc vừa đi nắng về đã tắm ngay làm cho mồ hôi đang ra nhiều gặp lạnh (ngừng đột ngột) dẫn đến cảm nắng hoặc say nắng.

Độ ẩm không khí cao cũng khiến con người sinh bệnh

Độ ẩm không khí cao cũng khiến con người sinh bệnh

Thấp là ẩm ướt. Nếu sống nơi ẩm thấp không thoáng đãng hoặc dầm mưa dãi nắng làm giảm khả năng chống đỡ của cơ thể dễ dẫn đến các bệnh ỉa chảy, kiết lị, viêm phần phụ, viêm thận, thấp khớp, lở ngứa ngoài da, mình mẩy nặng nề, đau mỏi chân tay…

Táo là khô hanh. Về mùa khô hanh, da, niêm mạc mũi, miệng bị khô, chân tay nứt nẻ dễ gây các bệnh viêm mũi, viêm họng. viêm phế quản, các bệnh ngoài da…

Hoả là nóng. Khi nhiễm các yếu tố phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm ướt), táo (khô) một thời gian sẽ biến thành hoả gây ra các bệnh viêm nhiễm, cao huyết áp, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh…

Những tà khí trên luôn luôn tác động vào con người gây ra bệnh. Nhưng nếu sức khỏe tốt (chính khí tốt), vững vàng thì tà khí cũng không dễ xâm nhập vào cơ thể được giống như ngôi nhà kiên cố dù có bão gió to khỏe mức nào cũng không thể lung lay. Vì vậy, việc giữ gìn sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng còn quan trọng hơn phòng tránh thời tiết

Nguồn: Cao đẳng Dược Hà Nội




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017