Tam thất có rất nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Dưới đây là nhiều thông tin bổ ích về cây tam thất mà các bạn còn chưa biết đến.
- Những bài thuốc y học cổ truyền ngâm rượu giúp kéo dài tuổi thọ
- Kinh nghiệm chữa nấc cụt kéo dài trong Đông Y
- Các phương pháp chữa cảm cúm đầu xuân
Đặc điểm nhận dạng của cây tam thất
Tên gọi và đặc điểm nhận dạng
Nội dung trong bài viết
Tên thường gọi: Tam thất, Peendoginseng, Notoginseng.
Trong y học cổ truyền cây tam thất còn được gọi với khá nhiều tên như: Huyết sâm, Sâm tam thất, Điền tam thất, Điền tất, Điền thất, Sơn tất, Kim bất hoán.
Tên dược: Radix Notoginsing.
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk) F.H. Chen.
Cây tam thất có 3 cành, mỗi cành có 7 lá nên có tên gọi như vậy.
Cây tam thất từ khi gieo đến lúc có hoa là 3 năm, từ 3 năm đến 7 năm tuổi cây mới có được dược tính tốt.
Tương truyền: cây này được bắt nguồn từ những người đi rừng săn bắt xưa kia, khi họ không may bị ngã bị thương, rách da, chảy máu,… họ chỉ cần đắp cây thuốc Tam Thất lên là đỡ sưng đau, ngừng chảy máu, nó làm lành vết thương thần kỳ tựa như keo như sơn vậy.
Mô tả: Cây tam thất có hình búp măng tròn hoặc hình thoi, đầu trên hơi to, đầu dưới nhỏ dần. Bề mặt bên ngoài màu nâu hoặc be vàng, quen gọi là “đồng bì” (da đồng). Có vân dọc nhỏ đứt nối nhau, chỗ nào vân ít thì hơi có ánh quang. Các mắt vỏ nằm ngang, dài, hơi nhô lên, có vết đứt của rễ nhánh và ngân rễ chùm. Đỉnh ngọn phình to ra, có gốc cây còn sót lại, xung quanh đó có những cái tật nổi gồ lên rất rõ, quen gọi đó là “đầu sư tử”. Chất rắn chắc, không dễ gì bẻ gẫy, mặt cắt màu be đen hoặc màu vàng xám. Mùi nhẹ, vị đắng sau ngọt. Thông thường dùng tam thất dạng bột, có màu vàng xám. Loại nào thân to, thể nặng, rắn chắc, bề mặt nhẵn bóng, mặt cắt màu lục xám hoặc màu lục vàng là loại tốt.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến
Cuối hạ, đầu thu trước khi hoa nở hoặc mùa đông sau khi hạt đã chín thu họach. Các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền khuyên nên chọn cây mọc trên 3 ~ 7 năm, đào móc lấy bộ rễ, bỏ sạch đất, cắt bỏ rễ nhỏ và gốc thân, phơi đến khô nửa, xát vò nhiều lần, sau đó phơi khô. Loại bỏ trong đồ đựng, thêm vào cục sáp (paraphin), rung động nhiều lần, làm cho mặt ngòai sáng láng có sắc hơi nâu đen. Củ Tam thất lấy vào mùa hạ,mùa thu thể chất củ chắc đầy, phẩm chất khá tốt, gọi là Xuân thất; còn lấy vào mùa đông, hình nhỏ teo nhăn, chất lượng kém, gọi là Đông thất. Rễ nhánh thô cắt ra của nó gọi là Cân điều; nhỏ hơn là Tiễn khẩu; nhỏ nhất là Nhung căn. Tam thất trồng nhân tạo, trồng nhiều ở đồng ruộng, gọi là Điền thất.
Củ tam thất có rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Tác dụng dược lý
Theo các giảng viên Cao đẳng Dược: Tam thất có thể rút ngắn thời gian xuất huyết và đông máu, có tác dụng chống ngưng tập tiểu cần và làm tan huyết khối; có thể xúc tiến sinh sản nhiều công năng tạo tế bào thân máu (hemopoietic stem cell), có tác dụng tạo máu; có thể giáng thấp huyết áp, làm giảm chậm nhịp tim, đối với các lọai thuốc gây ra rối lọan nhịp tim đều có tác dụng bảo hộ; có thể giáng thấp lượng ô xy hao hụt và tỉ suất sử dụng ô xy của cơ tim, giãn mạch máu não, tăng cường lưu lượng mạch máu não; có thể đề cao công năng miễn dịch cơ thể, có tác dụng giảm đau chống viêm, chống suy lão v.v…; Có thể điều trị bệnh biến teo niêm mạc bao tử chuột lớn rõ rệt, và có thể nghịch truyền tăng sinh không điển hình và hóa sinh thượng bì ruột của tuyến thượng bì, có tác dụng chống u bướu (theo Trung dược học).
Công dụng theo Đông Y (y học cổ truyền)
- Tính vị: Vị ngọt, đắng và tính ấm.
- Qui kinh: Can và vị.
- Công năng: Cầm máu và giải ứ trệ. Hoạt huyết và giảm đau.
- Chỉ định và phối hợp:
- Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết ngoài: Dùng riêng bột tam thất hoặc phối hợp với hoa nhuỵ thạch và huyết dư tán dưới dạng hoa huyết tán.
- Xuất huyết và sưng do chấn thương ngoài. Dùng tam thất dạng bột dùng ngoài.
- Liều dùng 1 ngày: 3-10g, 1-1,5g (dạng bột).
- Kiêng kỵ – theo Trung dược đại từ điển: Phụ nữ có thai kỵ uống. – theo Bản thảo tòng tân: Có thể làm mất máu, người không có huyết ứ, tắc mạch thì chớ dùng. – theo Đắc phối bản thảo: Người huyết hư nôn máu, chảy máu cam, huyết nhiệt vọng hành cấm dùng.
Ứng dụng lâm sàng của Tam thất:
- Trị nôn máu : Trứng gà 1 quả, đánh vỡ, hòa Tam thất bột 1 chỉ, nước ngó sen 1 ly nhỏ, rượu cũ nửa ly nhỏ, nấu cách thủy chín ăn vậy.(Đồng thọ lục)
- Trị ho máu, kiêm trị nôn máu, chảy máu cam, trị ứ huyết và nhị tiện ra máu: Hoa nhụy thạch 10 gam (nung tồn tính), Tam thất 6 gam, Huyết dư 3 gam (nung tồn tính). Tất cả nghiền bột mịn. chia 2 lần, dùng nước sôi để uống
- Trị huyết lỵ: Tam thất 10 gam, nghiền nhỏ, nước vo gạo pha uống. (Tần Hồ tập giản phương)
- Trị đại trường ra máu: Tam thất nghiền nhỏ, cùng rượu trắng nhạt pha uống 3-6 gam.
- Sau sinh mất máu nhiều: Tam thất 3 gam nghiền nhỏ pha với nước cơm uống. (Tần Hồ tập giản phương)
- Trị mắt đỏ, vô cùng nặng: Tam thất căn mài nước thoa xung quanh. (Tần Hồ tập giản phương)