Bệnh viêm amidan là căn bệnh thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của con người. Vận dụng một số bài thuốc Đông ý sẽ có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả.
Nội dung trong bài viết
- Những bài thuốc điều trị bệnh với hiệu quả bất ngờ từ cây đa long
- Những tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ băng phiến
- Chữa trị bệnh viêm loét dạ dày bằng dược liệu chè dây
Bệnh viêm amidan trong Đông y
Bệnh viêm amidan trong Đông y
Cô Lê Thị Ngoan- Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, viêm amidan có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Trong Đông y gọi viêm amidan là nhũ nga. Loại cấp tính gọi là phong nhiệt nhũ nga còn loại mạn tính gọi là hư hỏa nhũ nga.
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan là do ăn uống, sinh hoạt không giữ gìn, nóng lạnh đột ngột hoặc phong tà, hàn tà, dịch độc thời khí xâm phạm vào hầu họng gây viêm. Viêm amidan cấp tính được chia làm 2 thể: thể nhẹ và thể nặng. Theo đó, với từng loại thể bệnh mà có bài thuốc Đông y điều trị bệnh khác nhau:
Điều trị bệnh viêm amidan thể nhẹ
Nguyên nhân do ngoại cảm phong nhiệt. Người bệnh có biểu hiện sốt, nhức đầu, amidan sưng đỏ, họng đau, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt sác. Phương pháp chữa là sơ phong, thanh nhiệt, tân lương giải biểu. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
- Các nguyên liệu gồm có: Bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kim ngân hoa 16g, cát cánh 6g, xạ can 6g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bồ công anh 16g, sơn đậu căn 12g.
- Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc uống, với trẻ em sẽ dùng liều thấp hơn.
Bài thuốc 2
- Các nguyên liệu gồm có: Kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, bạc hà 5g, huyền sâm 16g, đạm trúc diệp 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 5g, cát cánh 6g, cam thảo 8g.
- Cách làm: Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
Bài thuốc điều trị viêm amidan
Điều trị viêm amidan thể nặng
Nguyên nhân gây thể bệnh nặng là do hỏa độc hay nhiệt thịnh ở phế vị. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, miệng khô, tuyến amidan sưng to, loét hoặc hóa mủ, họng đau nhiều, hạch nổi ở dưới hàm, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác hữu lực. Phương pháp chữa là thanh nhiệt giải độc ở phế vị, hoạt huyết, bài nùng (trừ mủ). Dùng một trong các bài thuốc Y học cổ truyền sau đây:
Bài 1
- Các nguyên liệu gồn có: Kim ngân hoa 20g, xạ can 8g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, tang bạch bì 12g, cam thảo đất 16g, thạch cao 20g.
- Cách làm: Thạch cao sắc trước 10 phút trước khi cho các vị thuốc khác. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2
- Cách nguyên liệu gồm có: Phức phương lượng cách thang gia giảm: thạch cao sống (sắc trước) 40g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, cát cánh 8g, đạm trúc diệp 12g, chi tử 12g, huyền sâm 16g, bạc hà (cho sau) 4g, cam thảo 8g.
- Cách làm: Sắc uống hàng ngày
Bài 3
- Cách nguyên liệu gồm có: Ngưu bàng thang gia giảm: ngưu bàng 12g, hoàng liên 8g, cam thảo đất 12g, liên kiều 12g, thăng ma 10g, đảng sâm 12g, phù bình 12g, cát cánh 12g, thiên hoa phấn 12g, xạ can 8g, sơn đậu căn 12g, lô căn 8g.
- Cách làm: Sắc uống hàng ngày
Đây đều là các bài thuốc Y học cổ truyền nổi tiếng được lưu truyền nhiều thế hệ, tuy nhiên để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn do cơ địa, bạn nên đến các trung tâm y tế nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com