Băng phiến (long não) là sản phẩm kết tinh từ nhựa của cây Long não hoặc cây Đại bi. Vậy vị thuốc này có tác dụng gì và có thể điều trị những bệnh nào?
- Chữa trị bệnh viêm loét dạ dày bằng dược liệu chè dây
- Vị thuốc Ngân hạnh có nhiều công dụng đối với sức khỏe
- Tìm hiểu về cây lô hội chữa bệnh viêm đại tràng
Băng phiến (long não) là sản phẩm kết tinh từ nhựa của cây Long não hoặc cây Đại bi
TÁC DỤNG CỦA BĂNG PHIẾN LÀ GÌ?
Nội dung trong bài viết
Băng phiến có độc tính nên cần thận trọng khi sử dụng. Ngoài hấp thu qua đường uống, dược liệu còn được đi vào tuần hoàn máu qua da và niêm mạc.
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cấp: Vàng da, buồn nôn, ói mửa, đau đầu, tiểu sậm màu, lũ lẫn, kích động, bồn chồn, co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
- Trong trường hợp dùng liều thấp dài ngày có thể gây ngộ độc mãn tính với các biểu hiện như: Hoại tử gan, thiếu máu, tổn thương thần kinh, cáu gắt, trẻ nhỏ chậm lớn, giảm hiệu suất làm việc, hay chóng mặt, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp, tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể,…
Tác dụng của băng phiến theo Đông Y
Công dụng: Thanh nhiệt, tích uế, chỉ thống (giảm đau), làm tan màng mộng, tỉnh thần và khai khiếu (thông mũi).
Chủ trị: Ngực đau lạnh, đau rát cổ họng, loét miệng, đau mắt, động kinh, bất tỉnh do sốt cao, trúng phong cấm khẩu, hôn mê, đau bụng,…
Dược liệu còn được sử dụng để đuổi các loại côn trùng và động vật gặm nhấm.
Tác dụng của băng phiến theo y học hiện đại
Tác dụng dục sản: Nghiên cứu cho thấy, dược liệu có tác dụng dục sản ở chuột nhắt trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.
Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, song cầu phế viêm, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và các loại nấm men gây bệnh ngoài da.
Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi: Dược liệu có tác dụng kích thích dây thần kinh ngoại vi và giảm đau thần kinh.
Nghiên cứu cho thấy, băng phiến được hấp thu qua da và niêm mạc, sau đó tích tụ chủ yếu ở não và màng ruột.
CÁCH SỬ DỤNG – LIỀU DÙNG CỦA DƯỢC LIỆU BĂNG PHIẾN
Băng phiến có độc tính nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc. Có thể dùng dạng uống hoặc dùng ngoài.
Liều dùng tham khảo: 0.03 – 0.1g/ ngày. Đối với trẻ nhỏ và người có thể trạng yếu, cần cân chỉnh liều lượng tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Dược liệu băng phiến được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh
MÁCH BẠN MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ DƯỢC LIỆU BẰNG PHIẾN
Trị tưa miệng
- Chuẩn bị: Ngũ bội tử 20g và băng phiến 3g.
- Thực hiện: Đem các dược liệu tán bột mịn, sau đó thổi trực tiếp vùng vùng miệng bị tưa.
Áp dụng bài thuốc 2 lần/ ngày đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Chữa bệnh loét cổ tử cung
- Chuẩn bị: Rau diếp cá và băng phiến mỗi thứ một ít.
- Thực hiện: Nghiền nát rồi trộn đều với Vaseline và thoa lên vùng lở loét theo liều lượng và tần suất được thầy thuốc chỉ định.
Chữa bệnh polyp mũi
- Chuẩn bị: Bạch phàn 15g, băng phiến 3g, ô mai nhục 30g và ngó sen tươi 60g.
- Thực hiện: Cho các dược liệu tán thành bột, sau đó thổi vào lỗ mũi bị đau. Thực hiện 1 lần/ giờ trong liên tục 5 ngày. Áp dụng từ 2 – 3 liệu trình cho đến khi bệnh giảm hẳn.
Trị quai bị
- Chuẩn bị: Thanh đại 20g và 1 ít băng phiến.
- Thực hiện: Trộn đều 1 nguyên liệu, sau đó thoa lên vùng bị quai bị thường xuyên. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vài ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Trị chứng sốt cao do nhiễm trùng, ung nhọt sưng tấy và các bệnh nhiệt độc khác
- Chuẩn bị: Trân châu 1.5g, xạ hương, thiềm tô, minh hùng hoàng và băng phiến mỗi thứ 1g, tây ngưu hoàng 1.5g.
- Thực hiện: Để thiềm tô riêng, các dược liệu còn lại đem tán thành bột mịn. Đem thiềm tô tẩm với rượu rồi cho bột thuốc vào làm thành viên to bằng hạt cải. Dùng bách thảo sương làm áo cho thuốc. Mỗi lần uống 5 – 10 viên, ngày dùng 2 lần.
Trị sưng đau do chấn thương
- Chuẩn bị: Nhĩ trà 10g, xạ hương 2g, huyết kiệt và hồng hoa mỗi thứ 6g, băng phiến 3g, chu sa, một dược và nhũ hương mỗi thứ 5g.
- Thực hiện: Cho tất cả dược liệu tán thành bột và bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng 0.2g bột thuốc uống với rượu.
Chữa áp xe gan, đau dây thần kinh liên sườn và ứ huyết do chấn thương phần mềm
- Chuẩn bị: Xuyên sơn giáp 8 – 12g, cam thảo 8 – 12g, hồng hoa 8 – 12g, đương quy 12g, đào nhân (ngâm rượu sao) 8 – 16g, đại hoàng (ngâm rượu) 4 – 12g, sài hồ 12 – 20g, qua lâu căn 12g và 1 ít băng phiến.
- Thực hiện: Trộn đều nước với rượu theo tỷ lệ 1:1, sau đó cho dược liệu vào sắc (để băng phiến riêng). Sau khi sắc, chắt nước và chia thành 2 lần uống. Khi uống, thêm 1 ít băng phiến vào uống khi thuốc còn ấm.
Trị chân tay nứt nẻ, bong tróc
- Chuẩn bị: Bạch cập 30g, đại hoàng 50g và băng phiến 3g.
- Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, sau đó chế thêm mật ong vào và làm thành thuốc bôi ngoài. Vệ sinh tay chân, thoa thuốc lên da 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Chữa bệnh viêm tai giữa
- Chuẩn bị: Khô phàn và ngũ bội tử bằng lượng nhau, 1 ít băng phiến.
- Thực hiện: Tán dược liệu thành bột mịn và trộn đều. Sử dụng oxy già 3% rửa sạch tai và lau khô bằng bông. Sau đó dùng giấy quấn thành ống nhỏ có đường kính 5mm, cho bột thuốc vào và thổi vào bên trong tai.
CÁC LƯU Ý KHI DÙNG DƯỢC LIỆU BĂNG PHIẾN
Băng phiến là dược liệu có độc tính cao, có thể gây ngộ độc và tử vong nếu thiếu thận trọng khi sử dụng như sau:
- Không dùng cho phụ nữ mang thai.
- Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng bài thuốc có băng phiến.
- Khi nhận thấy các dấu hiệu ngộ độc, cần đến bệnh viện để thăm khám và xử lý kịp thời.
- Trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện, nên đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát và dùng nước rửa sạch môi, miệng, tay, chân,… (băng phiến có thể hấp thu qua da và niêm mạc).
- Để xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.
Theo Bác sĩ, Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: Băng phiến là dược liệu này có độc tính cao, có thể gây ngộ độc và tử vong nếu thiếu thận trọng khi sử dụng. Vì vậy trước khi áp dụng, nên tham vấn y khoa để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách thức thực hiện.