Giảm căng thẳng và trị bệnh mất ngủ từ dược liệu tâm sen Tâm sen mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, không những thế vị dược liệu này còn giúp hỗ trợ khắc phục bệnh mất ngủ, tuy nhiên người bệnh không mà lạm dụng hoặc dùng sai cách điều trị nhé! Những bài thuốc hỗ trợ trị tình trạng cảm nắng trong Đông y Y

Giảm căng thẳng và trị bệnh mất ngủ từ dược liệu tâm sen

748

Tâm sen mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, không những thế vị dược liệu này còn giúp hỗ trợ khắc phục bệnh mất ngủ, tuy nhiên người bệnh không mà lạm dụng hoặc dùng sai cách điều trị nhé!

Được sử dụng trong dân gian để chế biến các loại trà thảo mộc giúp ngủ ngon

TÌM HIỂU NHỮNG CÔNG DỤNG TỪ VỊ DƯỢC LIỆU TÂM SEN

Nội dung trong bài viết

Tâm sen (hay còn gọi là liên tâm, tim sen) vốn được sử dụng trong dân gian để chế biến các loại trà thảo mộc giúp ngủ ngon.

Theo các Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: Trng Đông y, thường dùng tâm sen để thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm căng thẳng. Đối với những người mất ngủ do suy nhược cơ thể, thần kinh căng thẳng, lo âu, tâm sen giúp hạ hỏa, trấn kinh, an thần, hỗ trợ giấc ngủ.

Dưới đây là những công dụng của tâm sen như sau:

Chữa mất ngủ

Tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên giúp hạ hỏa. Từ đó làm tiêu tan căng thẳng, chữa mất ngủ, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Đồng thời, trong tâm sen có asparagine và các alkaloid như nuciferin, liensinin, nelumbin. Các chất này sẽ ổn định giấc ngủ, kéo dài chúng. Vì vậy khi bị mất ngủ, sử dụng tâm sen sẽ cải thiện được tình trạng bệnh.

Cách sử dụng: Sao vàng tâm sen. Không nên sao quá xanh hoạc quá đen. Đây là cách để khử độc tâm sen.

Có thể kết hợp tâm sen với táo và lá vông sau khi đã sấy khô, nghiền nát để hãm lấy nước.

Giúp thanh nhiệt, chữa bí tiểu

Tâm sen giúp thanh nhiệt và chữa bí tiểu rất tốt. Có tác dụng này chính là nhờ công dụng giải nhiệt và an thần của tâm sen. Tuy nhiên không nên lạm dụng khi sử dụng thực phẩm này để thanh nhiệt và chữa bí tiểu. Vì nếu sử dụng quá đà sẽ dẫn đến hiện tượng hư hàn.

Cách sử dụng: Kết hợp tâm sen và cam thảo. Hãm chúng với nước sôi.

Dùng hỗn hợp này như trà. Uống sau khi ăn khoảng 15 phút nhằm thanh nhiệt, chữa bí tiểu.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm sen giúp hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch và giảm trở lực huyết quản. Tâm sen còn phòng chống rối loạn nhịp tim, chống oxy hoá… Thực phẩm này cũng cải thiện thiếu máu cơ tim, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Chính vì lẽ đó mà tâm sen có tác dụng rất tốt với người bị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Cách sử dụng: Rửa sạch 3g tâm sen.

Hãm tâm sen với nước nóng từ 10-15 phút như hãm trà bình thường. Mỗi ngày uống từ 1-2 lần.

Chữa ù tai, dị tinh, mộng tinh

Ngoài tác dụng an thần, tâm sen là thành phần quan trọng trong bài thuốc chữa ù tai, dị tinh, mộng tinh.

Cách sử dụng: Ăn trực tiếp tâm sen hoặc hãm với trà để uống hàng ngày.

Có thể kết hợp 8g tâm sen với 20g đậu đen, 20g thục địa, 16g khiếm thực, 16g hạt sen, 12g quả dành dành sao ở lửa vừa, 10g hạt hòe. Cho hỗn hợp trên vào ấm thuốc Bắc và sắc. Sử dụng trong vòng 10 ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cần phải lưu ý trước khi sử dụng tâm sen trong điều trị bệnh

CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI SỬ DỤNG TÂM SEN TRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH?

Những người bị bệnh tim và bệnh nhân bị các bệnh về tiêu hóa không nên dùng tâm sen.

Dùng tâm sen với liều lượng và thời gian vừa phải. Không dùng thực phẩm này liên tục quá lâu và liều lượng quá nhiều. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mãn tính.

Tính hàn trong tim sen chỉ phù hợp với những người thực nhiệt (nóng trong người). Ngược lại, đối với người đang bị hư nhiệt, tim sen được khuyến cáo không nên sử, dùng về lâu dài có thể gây mệt mỏi, giảm trí nhớ, tim đập loạn nhịp. Ngoài ra việc sử dụng tâm sen thường xuyên còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và làm giảm ham muốn ở nam giới.

Tim sen có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới chế biến cùng với các cây thuốc khác.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017