Tìm hiểu các công dụng của cây thồm lồm như chữa mụn nhọt, chốc lở Thồm lồm hay còn được biết đến với cái tên đuôi tôm, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo. Theo đông y, thồm lồm có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp rất hiệu quả. Giảm căng thẳng và trị bệnh mất ngủ từ dược liệu tâm sen Những bài thuốc

Tìm hiểu các công dụng của cây thồm lồm như chữa mụn nhọt, chốc lở

1007

Thồm lồm hay còn được biết đến với cái tên đuôi tôm, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo. Theo đông y, thồm lồm có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp rất hiệu quả.

Cây thồm lồm mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng

CÔNG DỤNG CỦA CÂY THỒM LỒM

Nội dung trong bài viết

Theo kinh nghiệm dân gian, thồm lồm được coi như một vị thuốc điều trị các bệnh ngoài da. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Thồm lồm có vị hơi ngọt, cay và có tính mát. Cây ít dùng làm thuốc uống, dưới đây là một số công dụng chính của cây thồm lồm như sau:

  • Điều trị viêm tai;
  • Chốc đầu;
  • Chốc mép;
  • Viêm da cơ địa;
  • Kiết lỵ;
  • Viêm họng.

NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY THỒM LỒM

Chữa mụn nhọt, rắn cắn và đòn ngã

Lấy 15 – 60g thồm lồm, rồi đem đi sắc nước uống trong ngày. Ngoài ra còn có thể dùng lá thồm lồm tươi giã ra lấy dịch uống. Để dùng ngoài, thì lấy cây tươi giã nát, rồi đắp trực tiếp lên vùng bị bệnh.

Điều trị các bệnh ngoài da như Chốc đầu, viêm da cơ địa

Có hai cách dùng đó là dùng cây tươi và dùng chiết xuất cao thồm lồm:

  • Dùng cây tươi: Vệ sinh da bằng các dung dịch sát khuẩn như nước muỗi pha loãng hoặc oxi già, sau đó dùng cây tươi giã nát, ép lấy nước bôi vào các vùng da bị mẩn ngứa, viêm nhiễm.
  • Dùng cao: Cao thồm lồm được điều chế như các loại cao dược liệu thông thường, nên cô cao dưới dạng cao lỏng, sau đó lấy cao này bôi vào các vùng da bị viêm ngứa (Lưu ý trước khi bôi cần sát khuẩn da bằng các dung dịch sát khuẩn).

Điều trị viêm tai

Dùng cao lỏng, lấy bông tai chấm cao bôi và vệ sinh bên trong tai, hoặc dùng nước ép cây tươi chấm bông gòng để bôi. Mỗi ngày nên bôi 1 đến 2 lần.

Điều trị kiết lỵ, viêm họng

Lấy toàn cây gồm thân lá thồm lồm phơi khô, sao vàng hạ thổ sắc uống. Liều dùng khoảng 15g cây khô, sắc với khoảng 400ml nước, đun cạn lấy 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

Thảo dược thồm lồm Polygonum sinense L có hoạt động kháng khuẩn và chống oxi hóa

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THỒM LỒM NHƯ THẾ NÀO?

Thảo dược thồm lồm Polygonum sinense L có hoạt động kháng khuẩn và chống oxi hóa cao: Nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Ngọc Thanh, bằng cách sử dụng phương pháp phổ IR, MS và NMR nhóm nghiên cứu đã phân lập được 3 hợp chất quercetin, quercitrin và acid galic, với hoạt động kháng khuẩn và chống oxi hóa cao.

Nghiên cứu về hoạt động kháng virus HSV của thảo dược thồm lồm: Có những bước tiến quan trọng trong điều trị chứng nhiễm virus HSV (Một dạng virus gây dộp bộ phận sinh dục nam giới và nữ giới).

Lưu ý:

Các tài liệu còn ghi nhận một loại có tên gọi thồm lồm gai với công dụng khác đôi chút với thồm lồm hay còn gọi là cây nghể xuyên đá với tên khoa học là Polygonum perfoliatum L., vì vậy các bạn lưu ý để tránh nhầm lẫn.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017