Tìm hiểu những công dụng của dược liệu củ chóc chữa bệnh hiệu quả Dược liệu củ chóc còn gọi là tậu chó, mía dò và bán hạ nam. Dược liệu này có vị cay, tính ôn, không độc, được dùng trong bài thuốc trị viêm tai, đau mắt, đái buốt, đái dắt, viêm gan, đau dây thần kinh,… Rau diếp cá có vai trò như thế nào trong

Tìm hiểu những công dụng của dược liệu củ chóc chữa bệnh hiệu quả

2045

Dược liệu củ chóc còn gọi là tậu chó, mía dò và bán hạ nam. Dược liệu này có vị cay, tính ôn, không độc, được dùng trong bài thuốc trị viêm tai, đau mắt, đái buốt, đái dắt, viêm gan, đau dây thần kinh,…

Cây củ chóc hay còn gọi là tậu chó, mía lò và bán hạ nam, thuộc họ Gừng

TÌM HIỂU VỀ DƯỢC LIỆU CỦ CHÓC

Nội dung trong bài viết

Mô tả dược liệu củ chóc

Củ chóc là loài cây thảo thuộc họ ráy, mọc hoang dại ưa ẩm ướt cao khoảng 30 – 50cm có thân củ gần hình cầu đường kính đến 4cm, một củ cái thường kèm 1 vài củ con, lá mọc trên đầu củ cái gồm những bẹ ôm sát nhau, cuống là vươn cao thường gọi là dọc, xốp và mềm, đỡ cho phiến lá rộng. Hoa là một bông mo màu xanh pha đỏ tím, hoa nhỏ hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng khi chín màu đỏ.

Bộ phận dùng: củ (rễ).

Theo Y học cổ truyền, dược liệu Củ chóc có vị rất cay và có tác dụng kích thích mạnh Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt, tiêu hoá kém, ngực bụng trướng đầy.

Tác dụng của Dược liệu củ chóc theo Y học cổ truyền:

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, tán phong đờm, giáng nghịch, hạ khí, chống nôn và hòa vị.
  • Chủ trị: Nôn mửa do đau dạ dày mạn tính, nôn mửa ở phụ nữ mang thai, hen suyễn, ho có đờm, ho lâu ngày, trị mụn nhọt sưng đau,…

Cây củ chóc được dùng để trị viêm tai, đau mắt, đau dây thần kinh, nôn mửa,….

NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA CỦ CHÓC MÀ BẠN NÊN BIẾT

Củ chóc là một vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền, với tác dụng chống nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp đau dạ dày mạn tính. Chữa ho có đờm, ho lâu ngày, hen suyễn.

Liều dùng: mỗi ngày 3-10g.

Dùng ngoài lấy củ chóc tươi giã nát đắp tại chỗ chữa mụn nhọt sưng đau.

Bài thuốc chữa bệnh có củ chóc như sau:

  • Chữa ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày, nôn mửa:

Chuẩn bị: Củ chóc, vỏ quýt khô, rễ dâu, mỗi thứ 150g, cát cánh, ô mai, lá chanh, lá táo, cam thảo dây, mỗi thứ 100g, đường 200g.

Thực hiện: Củ chóc, vỏ quýt, rễ dâu, cát cánh phơi sấy đến khô giòn, tán bột, ô mai bóc lấy cùi giã nhuyễn; lá chanh, lá táo, cam thảo dây sắc với 400 ml nước còn khoảng 100 ml. đường nấu thành siro. Tất cả trộn đều làm viên 0,5g. Người lớn dùng 15 – 20 viên/ngày. Trẻ em tùy tuổi 5 – 15 viên. Ngậm làm nhiều lần.

Hoặc củ chóc 15g, vỏ quýt 15g, hạt cải củ 15g. hạt cải bẹ 10g. Sắc nước uống.

  • Chữa đờm rãi kéo lên vướng cổ nghẹt thở, ho tức ngực, đau bụng nôn mửa di ngoài: Củ chóc ri 8g, trần bì 8g, gừng sống 6g, Sắc nước uống.
  • Chữa trúng gió, răng cắn không nói được, động kinh rược đờm, chảy rãi không tỉnh: Dùng bột củ chóc thổi vào lỗ mũi cho hắt hơi sẽ tỉnh, và xát củ chóc vào lợi răng bệnh nhân sẽ há miệng nói được.
  • Chữa hoắc loạn, bụng đầy trướng: Củ chóc (chế với gừng), quế, mỗi vị có lượng bằng nhau, tán bột uống với nước sắc lá lấu và xương bồ.

NHỮNG KIÊNG KỴ KHI DÙNG DƯỢC LIỆU CỦ CHÓC

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thông tin về cây củ chóc trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân nên thăm khám và thông báo với nhân viên y tế để nhận được tư vấn chuyên môn.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017