Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y cam thảo trong trị bệnh Bên cạnh các biện pháp Tây Y, sử dụng Đông Y trong việc điều chữa bệnh cũng đang đem lại nhiều hiệu quả. Một trong những thành phần khá phổ biến trong Đông Y đó là cam thảo. Ngoài những tác dụng của cam thảo trong chữa bệnh chúng ta cũng cần lưu ý một

Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y cam thảo trong trị bệnh

1262

Bên cạnh các biện pháp Tây Y, sử dụng Đông Y trong việc điều chữa bệnh cũng đang đem lại nhiều hiệu quả. Một trong những thành phần khá phổ biến trong Đông Y đó là cam thảo. Ngoài những tác dụng của cam thảo trong chữa bệnh chúng ta cũng cần lưu ý một vài điều trong việc sử dụng cam thảo.

Tác dụng của cam thảo – Cam thảo là gì

Nội dung trong bài viết

Chúng ta không thể phủ nhận đượctác dụng của cam thảo trong nền y học.

Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng để chữa bệnh rất thông dụng trong Đông y. Đã từ ngàn năm xa xưa đến nay cam thảo đã  trở nên rất thân thuộc với chúng ta. Nó có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt cũng như giải độc cơ thể rất tốt.

Tác dụng của cam thảo theo nghiên cứu của y học cổ truyền

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền, Cam thảo là thành phần thuốc có vị ngọt, tính bình và lành tính không chất độc.

  • Lợi khí huyết, nội lực và trưởng cơ nhục.
  • Giải độc gan, hạ chí, chỉ khát
  • Định phách, dưỡng khí, ôn trung và thông kinh mạch.
  • Ích khí, nhuận phế, thông hành 12 kinh và hoãn cấp.

Tác dụng của cam thảo theo nền y học hiện đại

Một số nghiên cứu mới nhất cho thấy cam thảo là thực dược có hơn 300 hợp chất khác nhau. Có tác dụng trong điều trị chống viêm, kháng khuẩn. Vì vậy, lợi ích của cam thảo rất phổ biến  cho sức khỏe như:

  • Điều trị các bệnh về viêm da hay nhiễm trùng da.
  • Chữa các bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày.
  • Điều trị viêm gan C.
  • Hiệu quả cao trong quá trình chữa sâu răng.
  • Điều trị viêm họng và giảm đờm
  • Tác dụng cao trong cân bằng nội tiết tố cơ thể
  • Ngăn ngừa co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa.

Một số tác dụng phụ của cam thảo

Như đã chia sẻ, sử dụng các dược phẩm nào chúng ta cũng cần lưu ý về những mặt hạn chế của nó. Cam thảo tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước những tác dụng phụ mà nó có thể mang đến. Đặc biệt, khi bạn sử dụng cam thảo quá liều hoặc không đúng cách sẽ gây hại lại ngay cho chính cơ thể mình.

Cam thảo được xem là một loại thuốc cổ xưa, một vị thuốc quý của Y học cổ truyền

Lưu ý khi sử dụng cam thảo trị bệnh

Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội khuyến cáo, không nên sử dụng cam thảo dài ngày. Vì trong cam thảo có chứa 6-14% thậm chí có loại chứa đến 23% glycyrizin. Đây là một thành phần hóa học có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza. Nếu uống quá nhiều cam thảo đặc sẽ gây tăng huyết áp cũng như giảm kali trong máu.

Vào mùa hè nhiều người có xu hướng nấu cam thảo và nhân trần để uống thay nước thường ngày. Tưởng chừng như có tác dụng thanh lọc cơ thể, nhưng đây là hoàn toàn sai lầm. Cả cam thảo và nhân trần đều có những tác dụng tốt riêng nhưng khi bạn sử dụng cùng lúc hai loại dược phẩm này sẽ gây hại. Bởi vì cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại có tác dụng đào thải.

Cảm thảo là một loại thuốc cổ truyền lâu năm. Nhưng để có thể ứng dụng một cách đúng đắn và hiệu quả nó vào việc chữa bệnh, chúng ta cần tham khảo và tuân thủ đúng theo theo hướng dẫn và các chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có được những thông tin cần thiết và đúng đắn về tác dụng của cam thảo.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017