Nhiều nghiên cứu y học hiện đại chứng minh rằng, trong thành phần của kha tử có chứa rất nhiều hoạt chất mang lại tác dụng trị ho, viêm họng, khan tiếng rất tốt. Cùng tìm hiểu những tác dụng thần kì trong bài viết dưới đây nhé!
- Tác dụng chữa bệnh thần kì của dược liệu đông y ba kích
- Lợi ích của chiết xuất của dược liệu đông y hoa hòe (Rutin)
- Chè dung – Vị thuốc đông y giúp chữa bệnh về gan, dạ dày,…
Quả kha tử có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Kha tử là quả gì?
Nội dung trong bài viết
Bác sĩ Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Loại quả này có tên khoa học là Terminalia chebula. Loại thực vật này được biết tới là một vị thuốc quý trong dân gian, thân gỗ, sống lâu năm cao từ 15-20m. Lá của cây kha tử có cuống ngắn, mọc đối xứng nhau, hoa mọc theo từng chùm, mỗi chùm có từ 2-3 bông.
Quả có hình giống quả trứng, màu nâu nhạt, đường kính từ 2.5-3cm, dài từ 3-5cm. Trong hạt có chứa nhiều hạt và thịt, khi nếm có vị chua và hơi chát.
Kha tử được trồng nhiều tại những khu rừng rừng xanh, hoặc khu rừng chuyển tiếp giữa rừng nửa rụng và rừng khớp. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy loại quả này xuất hiện nhiều ở địa hình bằng phẳng như ven sông suối, ven đường, ở dưới chân núi cách mực nước biển 1200m. Ở Ấn Độ, dược liệu này có thể sinh sống và phát triển cả ở trên đất sét hay đất pha cát.
Ngoài Ấn Độ, Kha Tử được trồng nhiều tại những quốc gia khác như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia. Tại Việt Nam, phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Nam.
Quả kha tử có tác dụng gì?
Trong phần thịt quả có chứa tới 51% hàm lượng Tanin, cụ thể bao gồm những axit sau: Chebulinic, Luteolic, Egalic, Galic. Những axit này tồn tại trong quả kha tử đóng vai trò như một chất kháng sinh, có khả năng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn, mang lại tác dụng trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm.
Ngoài ra, trong quả kha tử còn tìm thấy hàm lượng lớn chất Terchebin và Chebutin. Hai hoạt chất này có khả năng chống co thắt cơ trơn, do vậy thường được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị co thắt dạ dày, ruột, trợ tim, chống ho, bệnh viêm phế quản.
Đặc biệt, phần quả của kha tử còn chứa tới 30% các hoạt chất có khả năng săn chắc da như: glucosamine, acid ellagic, sennosid A(2), tanase, polyphenol oxidase, các acid amin, sennosid A(2), các acid amin, các đường glucose, arabinose, đường glucose, fructose…
Đối với phần nhân của quả, người ta tìm thấy lượng chất dầu màu vàng khá lớn, chiếm tới 3-7%. Chất dầu này chủ yếu gồm các thành phần acid như linoleic , palmitic và oleic. Đặc biệt, quả kha tử còn chứa một hoạt chất có khả năng chống ung thư là chebula nin.
Với những thành phần hóa học kể trên, quả kha tử mang tới tác dụng như sau:
- Điều trị viêm họng, khản tiếng.
- Có tác dụng giảm cơn ho nhờ hoạt chất Polysaccharide. Trong nghiên cứu, hoạt chất này cho kết quả điều trị cao hơn hẳn so với những chất chống ho mạnh như codein. Theo thử nghiệm lâm sàng, sau khi tiêm dẫn chất dược liệu có trọng quả kha tử cho thấy người bệnh kiểm soát được phản xạ họ rõ rệt.
- Ngăn chặn sự phát triển và hoạt động của virus gây suy yếu hệ miễn dịch.
- Ức chế một số loại vi khuẩn như: Trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn tán huyết, tu cầu vàng, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi.
- Làm suy giảm sự hoạt động của các virus gây khản tiếng, viêm họng như: virus Rhinovirus, Virus adenovirus, herpes simplex (HPV), virus Epstein – Barr (EBV), coronavirus, virus cúm A, cúm B, liên cầu, tụ cầu,…
Cách dùng quả kha tử khô như thế nào?
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội, tuy loại quả này là dược liệu thiên nhiên, lành tính, không mang đến tác dụng phụ cho người sử dụng nhưng người dùng cũng nên biết sử dụng sao cho đúng cách để phát huy tối đa công dụng của bài thuốc. Từ đó giảm sự tiến triển của bệnh.