YHCT bào chế gạo nếp thành thuốc chữa bệnh như thế nào? Gạo nếp là thực phẩm quen thuộc trong các món xôi, chè, bánh,… Đây cũng là nguyên liệu quan trọng làm nên những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền. Y học cổ truyền nói gì về tác dụng của Gừng? Cau – Loại quả thông dụng, dược liệu hữu dụng!

YHCT bào chế gạo nếp thành thuốc chữa bệnh như thế nào?

2388

Gạo nếp là thực phẩm quen thuộc trong các món xôi, chè, bánh,… Đây cũng là nguyên liệu quan trọng làm nên những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền.

YHCT bào chế gạo nếp thành thuốc chữa bệnh

Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, gạo nếp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cap, chứa tinh bột, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo), protein, đường và chất vô cơ. Bạn có thể nhìn thấy nguyên liệu này trong các món ăn như xôi, chè, bánh (bánh chưng, bánh gai, bánh khảo, nếp, bánh nướng…)

Bên cạnh giá trị về mặt ẩm thực với những món ăn ngon, hấp dẫn thì đây còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả trong các bài thuốc y học cổ truyền. Theo Y học cổ truyền Hà Nội, gạo nếp vị ngọt, tính ôn, vào tỳ vị và phế. Vị thuốc có tác dụng ích khí, cố biểu chỉ tả, bổ trung, kiện tỳ nên được sử dụng nhiều trong việc điều trị các chứng như tự hãn, di niệu, tiểu đường, tiểu dắt, tiêu chảy. Liều dùng hằng ngày khoảng 50 – 200g bằng cách rang, sấy, tán bột…

Gạo nếp làm thuốc trị bệnh gì?

– Tác dụng chữa viêm loét dạ dày – tá tràng nhờ gạo nếp: Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: Gạo nếp 10g, cam thảo 10g, mai mực 10g, hoàng bá 10g, mẫu lệ nung 10g, kê nội kim 10g, bằng sa phi 5g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

– Gạo nếp chữa nôn mửa không ngừng: Gạo nếp 20g, gừng tươi 3 lát. Gạo nếp sao vàng, sắc cùng với gừng lấy nước uống.

– Chữa liệt dương: Cám nếp 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, hà thủ ô 12g, long nhãn 12g, kỷ tử 12g, cao ban long 8g, trâu cổ 8g, sa nhân 6g. Các vị đem sắc lấy nước trừ cao ban long; sau khi hòa xong lấy nước sắc hòa cùng cao ban long và uống trong ngày.

Cám nếp

Tác dụng trị bệnh trong các món ăn bài thuốc có gạo nếp

Nếu bạn cảm thấy bản thân không đủ thời gian để có thể sắc thuốc uống thì có thể áp dụng các món ăn bài thuốc đơn giản theo hướng dẫn của các Y sĩ YHCT Hà Nội sau đây:

– Nước gạo nếp rang: Chuẩn bị gạo nếp 1kg. Gạo đem ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, vo sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hòa nước sôi cùng chút đường. Món ăn bài thuốc rất thích hợp trong các trường hợp nôn ói như hẹp môn vị, trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn do thai nghén…

– Rượu nếp (cơm rượu): Đem nấu cơm nếp lứt (gạo xay), sau đó trộn với men cơm rượu và ủ vài ba hôm. Quá trình lên men sẽ mang đến cơm rượu thơm ngon bổ dưỡng, có tác dụng bổ khí khai vị, kiện tỳ nếu ăn mỗi ngày một bát con cơm rượu.

– Chè gạo nếp, đậu đỏ: Gạo nếp 50g, cám gạo 50g, đậu đỏ 50g, đường vừa ăn. Tất cả đem nấu thành chè ăn có tác dụng chữa bệnh tê phù.

– Hồ bột gạo nếp, củ mài: Gạo nếp 500g, củ mài 500g. Gạo nếp sau khi ngâm nước khoảng 12 tiếng, đem vo rửa sạch, để khô, sao tán bột. Khi dùng mỗi thứ lấy một thìa, thêm đường và bột hồ tiêu dùng nước sôi khuấy đều. Ăn bữa sáng khi đói. Món ăn thích hợp với trẻ em, người cao tuổi ăn uống kém suy nhược hoặc do bệnh tiêu chảy lâu ngày ăn kém.

Mặc dù không thể phủ nhận tác dụng của gạo nếp nhưng không vì thế mà các thầy thuốc y học cổ truyển, giảng viên Đại học, Trung cấp Y học cổ truyền quên nhắc nhở người bệnh, sinh viên, học viên của mình rằng những người bị  bệnh phong, đàm kết, nhiệt nên hạn chế dùng. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc nếu muốn đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Hi vọng với những chia sẻ trên, người bệnh có thể tìm được cho mình giải pháp tốt để trị bệnh hiệu quả.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017