Chứng xuất huyết trong Y học Cổ truyền và cách điều trị Xuất huyết là hiện tượng máu ra khỏi thành mạch và xuất hiện ở dưới da ở dạng: ban, mảng xuất huyết, nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu… Bài thuốc hay từ hạt dẻ bổ huyết Nhuận tràng, an thần hoạt huyết nhờ mộc nhĩ đen Cầm máu ngay tức thì

Chứng xuất huyết trong Y học Cổ truyền và cách điều trị

3109

Xuất huyết là hiện tượng máu ra khỏi thành mạch và xuất hiện ở dưới da ở dạng: ban, mảng xuất huyết, nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu…

Chứng xuất huyết trong Y học Cổ truyền và cách điều trị

Các yếu tố và nguyên nhân sinh bệnh theo Y học Cổ truyền

Nội dung trong bài viết

Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội, các yếu tố có vai trò trong xuất huyết bao gồm các yếu tố:

  • Yếu tố thành mạch
  • Yếu tố tiểu cầu
  • Yếu tố đông máu trong huyết tương
  • Yếu tố tan Fibrin

Theo lý luận của Y học Cổ truyền thì khi huyết dịch không lưu chuyển bình thường trong mạch lạc để tràn ra các khiếu: miệng, mũi dẫn đến ho ra máu, nôn ra máu. chảy máu cam…phía dưới xuất ra theo đường nhị tiện: đại tiện ra máu, tiểu ra máu… hay thâm nhập bì phu dẫn đến các chấm xuất huyết, các ban xuất huyết dưới da. Những biểu hiện lâm sàng này nằm trong phạm vi huyết chứng.

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết phần nhiều là do hỏa vượng và khí hư dẫn đến. Vì hỏa vượng tất bức huyết vong hành, khí là soái của huyết, là động lực cho huyết vận hành, do vậy, khí nghịch thì huyết động, khí ngưng thì huyết ứ.

Những nguyên nhân gây xuất huyết thường gặp:

Ngoại cảm phong hàn từ bên ngoài xâm phạm vào Phế dẫn đến Phế có táo nhiệt, làm phế mất chức năng thanh túc, mạch lạc của Phế bị tổn thương đưa đến ho ra máu, chảy máu cam.

Ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống rượu quá độ đưa đến táo nhiệt đình tích trong vị trường, lâu ngày hóa hỏa, làm tổn thương mạch lạc của vị, dẫn đến đại tiện ra máu, nôn ra máu.

Do lao lực quá mức, hay tình chí bị kích động thường xuyên đều gây tổn thương tạng can và tạng tỳ. Lao lực quá độ làm tổn thương tỳ, làm cho tỳ bất nhiếp huyết dẫn đến nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu hay xuất huyết dưới da. Khi uất giận làm tổn thương đến tạng can, can hỏa phạm vị, gây tổn thương vị lạc, nhiệt bức huyết mà thượng nghịch dẫn đến nôn ra máu.

Do bị kích động thường xuyên hay lao động quá mức đều là những nguyên nhân gây tổn thương tạng tỳ và tạng can. Khi tức giận làm tổn thương tạng can, dẫn đến gây tổn thương vị lạc, nhiệt bức huyết mà thượng nghịch dẫn đến nôn ra máu. Lao động quá sức làm tổn thương tỳ, làm cho tỳ bất nhiếp huyết dẫn đến chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu hay xuất huyết dưới da.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh ngoài ra, còn một nguyên nhân khác gây xuất huyết là do bệnh nhân sau khi mắc các bệnh ôn nhiệm làm cho thận âm bị hư tổn, nên hư hỏa động vượng lên trên, dẫn đến nhiệt bức huyết mà hạ hành xuống dưới, dẫn tới xuất huyết.

Cách điều trị xuất huyết hiệu quả theo Y học Cổ truyền

Điều trị khái huyết

Triệu chứng: Ho, ngứa họng, khạc đờm, trong đờm có lẫn máu, lưỡi khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, miệng khô, mạch phù sác, có thể kèm theo sốt.

Biện pháp điều trị: Dùng 12g Tang diệp, 12g Hạnh nhân, 12g Sa sâm, 8g Xuyên bối mẫu. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần

Hạnh nhân

Người bệnh cũng cần lưu ý, nếu trong đờm có máu nhiều thì sử dụng thêm: Mao căn, Trắc bách diệp, Đan bì sao đen để tăng cường lương huyết, chỉ huyết. Còn nếu bệnh nhân có sốt cao, ho ra máu nhiều có thể gia thêm: Hoàng cầm, Tỳ bà diệp, A giao để thanh phế, Tri mẫu, chỉ huyết.

Thể khí huyết lưỡng hư

Triệu chứng: Theo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội thì thể khi huyết lưỡng hư có triệu chứng chảy máu cam, chảy máu chân răng, trên da xuất hiện các ban, mảng xuất huyết. Sắc mặt nhợt nhạt, đầu váng, tinh thần mỏi mệt, tai ù, mất ngủ. Chất lưỡi đỏ nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.

Biện pháp điều trị: Bổ khí nhiếp huyết.

Bài thuốc cổ phương: Thập toàn đại bổ hoặc Quy tỳ thang.

Nục huyết

Triệu chứng: Mũi khô và chảy máu cam, ngoài ra có thể kèm theo sốt, ho rát họng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác.

Biện pháp điều trị: Dùng 12g Tang diệp, 12g Cúc hoa, 12g Hạnh nhân, 12g Cát cánh, 12g Hạn liên thảo, 12g Mao căn, 16g Liên kiều, 10g Đan bì, 6g Lô căn. Sắc uống 1 ngày 1 thang và chia 2 lần.

Tiện huyết

Triệu chứng: Bệnh nhân đi đại tiện ra máu tươi, đại tiện thường táo bón, khó đi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

Biên pháp điều trị: Dùng12g Hòe hoa (sao), 12g Trắc bách diệp (sao), 12g Kinh giới (sao đen), 12g Chỉ xác (sao), 12g Địa du. Sắc uống 1 ngày 1 thang và chia 2 lần.

Lưu ý, những bài thuốc Y học cổ truyền trên đây điều trị các loại xuất huyết khác nhau nhưng về cơ bản là điều trị triệu chứng. Vì vậy người bệnh muốn điều trị xuất huyết có hiệu quả lâu dài phải vận dụng kiến thức và phương tiện Y học hiện đại để tìm nguyên nhân, trên cơ sở kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền trong trị liệu mới nâng được hiệu quả điều trị lên một bước.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017