Đẩy lùi nguy cơ bệnh tật nhờ măng tre Măng tre là chồi non của một số cây thuộc họ tre (Bambusaceae). Ở góc độ y học cổ truyền, măng tre đã được làm thuốc từ nhiều thế kỷ trước, đặc biệt là ở Trung Quốc. Bài thuốc hay trị bệnh trong y học cổ truyền chứa vừng đen Bài thuốc YHCT hay trị

Đẩy lùi nguy cơ bệnh tật nhờ măng tre

1745

Măng tre là chồi non của một số cây thuộc họ tre (Bambusaceae). Ở góc độ y học cổ truyền, măng tre đã được làm thuốc từ nhiều thế kỷ trước, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Đẩy lùi nguy cơ bệnh tật nhờ măng tre

Để sử dụng măng tre làm thuốc hay thực phẩm, người ta chỉ dùng măng cây tre già hay tre mỡ. Măng có hình nón, được phủ bởi những vòng năng cứng, đầu xẻ thành tua ngắn. Cứ vào mùa xuân khi chồi nhú khỏi mặt đất cao 15-20cm, măng tre sẽ được thu hoạch, mang về lột mo nang, rửa sạch, thường dùng tươi. Đặc biệt đây được coi là một loại “thực dược lưỡng dụng”, được hiểu vừa dùng làm thức ăn vừa có thể dùng làm thuốc. Từ thời xa xưa, người ta đã phân loại măng theo mùa thu hái. Hái vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 gọi là “măng xuân”, cuối thu đầu đông là “măng đông”, còn hái vào mùa hè gọi là “măng tiên” hay “măng vòi”. Trong đó, măng đông là thứ cao cấp nhất, bởi đây là thứ măng củ đã được nuôi dưỡng trong lòng đất qua kỳ ngủ đông nên béo mập, mềm, giòn, ăn rất ngon.

Y học cổ truyền cho rằng, măng có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính hơi lạnh (vi hàn). Có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, hoạt huyết, khu phong. Thường được dùng để điều trị các chứng ho nhiệt nhiều đờm, thoát giang (lòi rom, sa trực tràng), cảm mạo phong hàn, cửu lỵ (đi lỵ lâu ngày), sởi không mọc, ngoài ra còn có tác dụng giải say rượu rất tốt. Bạn có thể dùng măng tre trong các trường hợp sau theo hướng dẫn của các Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội.

Cách trị bệnh từ mang tươi theo hướng dẫn của Y sĩ YHCT

Chữa sốt cao: Măng tre 30g, thái nhỏ, ép cùng với gừng tươi 10g lấy nước uống làm một lần. Ngày uống hai lần.

Gừng tươi

Chữa hen suyễn, thấp khớp: Măng tre 40g giã nát, ép lấy nước. Ốc sên hoa 2 con to (lưu ý chọn loài ốc có vỏ dày, bóng, màu vàng nâu đen, miệng không có vảy) đập vỏ, bỏ ruột, chỉ lấy phần thịt đem xát với muối và phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nước vàng, thái nhỏ rồi nấu lấy nước đặc. Đem trộn hai thứ nước trên, uống từ -2 lần trong ngày và dùng trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả điều trị tích cực.

Chữa sâu quảng, lở loét: Nếu đang phân vân không biết nên làm gì khi bị sâu quảng, lở loét thì hướng dẫn của Y sĩ YHCT với bài thuốc từ măng tre ngay sau đây thật sự là cứu cánh đối với người bệnh.

Bạn chỉ cần chuẩn bị măng tre 100g, lá chanh 50g, quả hồi 50g, lá thuốc lào 50g, rửa sạch, giã nát, đắp chữa sâu quảng, lở loét. Tác dụng của bài thuốc sẽ nhanh chóng làm liền các vết thường, loại bỏ sâu quảng, lở loét.

Chữa ho, viêm họng: Đây là căn bệnh khá quen thuộc với nhiều cách chữa trị khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết rằng, măng tre cũng có tác dụng trong điều trị ho, viêm họng. Bạn chỉ cần chuẩn bị măng tre 20g, me chua đất hoa vàng 20g, rễ dâu (phần vỏ trắng ở trong) 10g, sao vàng, tẩm mật, gừng 8g. Tất cả đem giã nát, thêm ít mật ong hoặc đường trắng, hấp cơm 10-15 phút. Sau đó lấy ra để nguội, uống làm hai lần trong ngày.

Điều trị mụn nhọt, đầu đinh: Một số tài liệu phục vụ công tác giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội có đề cập đến tác dụng của măng tre trong điều trị mụn nhọt, đầu đinh. Bạn chỉ cần chuẩn bị măng tre mới nhú 20g, bồ công anh 10g, gừng tươi 5g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày sẽ mang lại tác dụng hiệu quả.

Bên cạnh đó nhiều người còn cho rằng, ăn mang tre thường xuyên sẽ giảm béo. Tuy nhiên đối với những người bị bệnh sốt rét ăn măng tre dễ bị tái phát hay những người bị tỳ vị hư hàn hoặc đang dưỡng bệnh thì không nên dùng măng tre vì khó tiêu. Theo đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, Y sĩ y học cổ truyền để có thể để tránh những trường hợp không nên sử dụng nếu muốn điều trị bệnh.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017