Theo Y học cổ truyền, tục đoạn có công dụng giảm đau, điều trị các bệnh về cơ xương khớp hiệu quả với bộ phận dùng làm thuốc là rễ tục đoạn.
- Đẩy lùi nguy cơ bệnh tật nhờ măng tre
- Bài thuốc hay trị bệnh trong y học cổ truyền chứa vừng đen
- Chữa yếu sinh lý nam giới bằng đậu xanh trong y học cổ truyền
Giảm đau nhanh chóng nhờ bài thuốc YHCT chứa tục đoạn
Tục đoạn có tên khác là sâm Nam, sơn câu thái, rễ kế, oa thái, đầu vù… thuộc họ tục đoạn. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ tục đoạn, thu hái vào mùa thu, cắt bỏ gốc thân và rễ con, phơi cho se rồi đập hơi dập, phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng sẽ thái mỏng, tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.
Trong y học cổ truyền, rễ tục đoạn có mùi thơm, không độc, vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, hành huyết, chữa đau mỏi gân xương, chỉ huyết, giảm đau an thai. Mỗi ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán hoặc thuốc rượu. Tục đoạn ít khi dùng riêng mà thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp cụ thể được Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội tổng hợp ngay dưới đây.
Tác dụng chữa bệnh của tục đoạn trong YHCT
Ở mỗi một trường hợp, dựa trên tình trạng bệnh, sức khỏe của người bệnh,… mà tục đoạn được phối hợp với các vị thuốc khác nhau. Cụ thể:
Chữa tê thấp, đau mỏi gân xương ở người cao tuổi: Tục đoạn, đỗ trọng, ngưu tất, tang ký sinh, mỗi vị 10g; câu kỷ, hà thủ ô đỏ, đương quy, mỗi vị 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Có thể ngâm rượu uống.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bài: Tục đoạn, cẩu tích, đơn bì huyết giác, mộc qua, cốt toái bổ, hà thủ ô đỏ, ngưu tất, sinh địa, ba kích, độc hoạt, mỗi vị 12g; cam thảo 8g. Đem tất cả vị sắc uống. Trường hợp chân lạnh thêm thiên niên kiện 8g, sưng khớp thêm bạch chỉ 8g và hoàng đằng 10g.
Chữa đau lưng, tay chân tê mỏi: Tục đoạn, cẩu tích, tỳ giải, hổ cốt, hồi hương, đương quy, lộc nhung, sa nhân, mỗi vị 30g; long cốt, nhũ hương, xuyên sơn giáp, mỗi vị 20g; thỏ ty tử 60g; đỗ trọng 60g, một dược 10g. Tất cả nghiền thành bột, rây mịn, trộn với hồ làm thành viên hoàn. Mỗi lần uống 3g với nước muối nhạt.
Điều trị rạn xương, vết thương sưng tấy: Tục đoạn, một dược 10g, cốt toái bổ, ngưu tất, nhũ hương, xuyên khung, tam thấy, đỗ trọng, đương quy, mỗi vị 3-5g. Sắc uống ngày một thang.
Vị thuốc tục đoạn
Chữa động thai, dọa sẩy thai khi thai được 2-3 tháng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn bạn cần chuẩn bị tục đoạn (tẩm rượu) 60g, đỗ trọng (tẩm nước gừng, sao cho đứt tơ) 60g. Hai vị đem tán nhỏ, trộn với thịt quả táo (táo nhục) làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên cùng với nước cháo.
Phòng ngừa sẩy thai trong trường hợp hay đẻ non: Tục đoạn 8g, hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy, xuyên khung, hoàng cầm, mỗi vị 4g; thục địa, bạch thược, mỗi vị 3g; bạch truật, cam thảo (chích), sa nhân, mỗi vị 2g; gạo nếp 1 nắm. Tất cả thái nhỏ, nấu với nhiều lần nước để lấy nước đặc, rồi cho gạo nếp đã vo sạch vào, nấu thành cháo. Ăn trong ngày và dùng khoảng từ 3-5 ngày.
Điều trị kinh nguyệt quá nhiều, kinh màu nhạt: Tục đoạn 10g, đương quy 10g, thục địa 12g, xuyên khung 3g, ngải diệp 3g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sữa không thông, ít sữa sau khi sinh: Tục đoạn 15g, xuyên sơn giáp (rang cháy), ma hoàng, mỗi vị 6g; đương quy, xuyên khung, mỗi vị 5g; thiên hoa phấn, thông thảo, mỗi vị 9g. Đem tất cả cho vào nồi cùng nước sắc uống.
Mỗi bài thuốc có những lưu ý riêng cần sự tư vấn của các bác sĩ, y sĩ có chuyên môn nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Để làm được điều đó, bạn nên đến các cơ sở, phòng khám y học cổ truyền uy tín hoặc tự mình tìm hiểu bằng cách học Trung cấp Y học cổ truyền hay các chương trình đào tạo y dược để góp nhặt cho mình cẩm nang sức khỏe hữu ích nhất.