Cam thảo thường được sử dụng để làm thuốc bổ, ít ai biết rằng vị thuốc đông y này còn có thể chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày.
Nội dung trong bài viết
- Hạt me và những tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe.
- Quả me – tác dụng chữa sốt cho nắng nóng cực hiệu quả.
- Phát hiện tác dụng của lá xoài non chữa bệnh hiệu…
Cam thảo có khả năng điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng ích khí, giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, bổ phế, tan đờm chống ho, giảm đau, giảm co thắt, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc…
Còn các kết quả nghiên cứu trong Đông y cho thấy, cam thảo là vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng cường đề kháng và sức dẻo dai của cơ thể, giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, giải độc, bảo vệ gan, làm giảm đau, chống virus, chống viêm, ức chế sự phát triển các tế bào ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể…
Tại sao cam thảo có thể chữa đau dạ dày?
Giống như công dụng chữa bệnh dạ dày từ lá mơ lông, cam thảo cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh dạ dày phát triển. Cam thảo có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đối với bệnh viêm loét dạ dày, cam thảo có khả ngăn chặn tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét dạ dày chóng lành.
Các hợp chất có nguồn gốc từ cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin, thúc đẩy bài tiết chất nhầy trong dạ dày, đồng thời sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày. Mỗi lần uống cao lỏng cam thảo 15ml, ngày 4 lần, trong 6 ngày bệnh sẽ chuyển biến tốt.
Điều trị đau dạ dày bằng cam thảo như thế nào
Dùng 5g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng chia làm ba lần uống mỗi ngày. Người bệnh nên uống liên tục trong 14 ngày rồi tạm dừng. Cam thảo cần được uống khoảng 30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn. Không nên dùng quá thời gian trên vì có thể gây ra các tác dụng phụ như phù nề, nặng mặt.
Lưu ý không nên sử dụng cam thảo quá lâu
Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo
Các chuyên gia Y học cổ truyền khuyến cáo, tuy cam thảo là cây thuốc quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nếu dùng nhiều cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Các thành phần có trong cam thảo chủ yếu là tốt cho sức khỏe, chỉ có một số chất có độc tố những hàm lượng rất thấp nên nếu uống vừa phải sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Trong một số trường hợp dùng cam thảo quá lâu có thể sinh phù thũng và tăng huyết áp. Cam thảo cũng có thể gây nên chứng đầy bụng, nên những người bụng trướng, đầy hơi do thấp trệ không nên sử dụng.
Trong trường hợp dùng thuốc có vị cam thảo, bạn nên kiêng ăn cá, không dùng chung cam thảo với các thuốc: corticosteroid, thuốc chứa digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide.
Không dùng cam thảo cho các trường hợp cao huyết áp, thấp trệ, người đang mang thai hoặc người có gan, thận suy yếu.
Nguồn:yhoccotruyenvn.com