Theo đông y, cảm lạnh (cảm mạo phong hàn) là cơ thể cảm nhiễm phải tà khí phong hàn. Khi thời tiết thay đổi trái thường, cơ thể không thể thích nghi kịp, tà khí (phong, hàn) sẽ thừa cơ xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra bệnh
- Dược liệu quý hiếm có thực sự chữa bệnh ung thư không?
- Lợi ích thần kỳ từ hạt đậu đỏ mà bạn không nên bỏ qua
- 12 phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trên bàn tay cực kỳ hiệu quả
Chữa cảm cúm bằng phương pháp xông hơi
Triệu chứng thường bắt đầu bằng các biểu hiện: Sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, không mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, chảy mũi, người đau ê ẩm…
Dưới đây là những phương pháp giải cảm nhanh và hiệu quả được các giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ:
Phương pháp 1: Nấu nước xông với 3 loại lá.
- Lá có tinh dầu, diệt khuẩn đường hô hấp: lá chanh, bưởi, tía tô, kinh giới, sả, bạc hà, hương nhu…
- Lá có tác dụng kháng sinh: hành, tỏi …
- Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối …
Ví dụ: Nồi nước xông sau đây:
Hương nhu, cúc tần, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá sả, lá bưởi, lá tre. Dùng lá tươi, mỗi thứ 1 nắm.
Các thuốc cho vào nồi, đổ nước ngập trên thuốc khoảng 2cm, lấy giấy dầy hay lá chuối bịt trên miệng nồi và đậy nắp lại, đun sôi 1 – 3 phút rồi bắc xuống để gần người bệnh, trùm chăn cho kín, người bệnh ngồi mở nắp vung bỏ ra ngoài, lấy đũa cả chọc thủng 1 lỗ giấy (lá) bịt miệng nồi để hơi nước nóng và các hương tinh dầu toả ra mặt và thân, vừa xông vừa ngoáy nồi xông, vừa thở đều chậm, khoảng 10 phút. Người bệnh sẽ ra mồ hôi, người nhẹ nhõm. Lau khô người, thay quần áo và bỏ chăn. Chú ý tránh gió để tránh bệnh tái phát.
Phương pháp 2: Cháo giải cảm
Các nguyên liệu bao gồm: Hành tăm cả rễ 20g, gừng tươi 10g, gạo nếp 50g để nấu cháo loãng.
Hành thái nhỏ, gừng thái tăm hay giã nát cho vào bát. Khi cháo được, múc cháo đang sôi cho vào bát quấy đều, ăn lúc nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi. Nếu đã ra mồ hôi thì không dùng bài thuốc này. Chú ý, sau khi ra mồ hôi không nên tiếp xúc với gió lạnh, không nên ngồi quạt.
Ý nghĩa: Hành, gừng để phát hãn giải biểu, cháo nóng để giúp hành gừng và bổ chính khí.
Chữa giải cảm bằng phương pháp bấm huyệt
Phương pháp 3: Day bấm hoặc dùng mồi ngải, nếu không có mồi ngải có thể dùng nén hương hơ cứu các huyệt: phong môn, hợp cốc, khúc trì; nếu nhức đầu, thêm: bách hội, thái dương; có ho thêm: xích trạch, thái uyên; ngạt mũi thêm:nghinh hương…
Các Y sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chỉ ra các vị trí huyệt có thể day bấm để giải cảm, bao gồm:
- Hợp cốc: Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái
- Khúc trì: co khuỷu tay 90o, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu
- Bách hội: là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể, nằm ngay trên đỉnh đầu.
- Thái dương: chỗ lõm phía đuôi lông mày.
- Xích trạch: huyệt nằm ở chỗ lõm ngoài của nếp gấp khuỷu
- Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay về phía ngón út.
- Nghinh hương: điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi – miệng.
Phương pháp 4: Đánh gió
Nguyên liệu: Lòng trắng trứng gà và đồng (miếng, dây) Bạc.
Cách làm: Cho Bạc vào trong lòng trắng trứng còn nóng bọc vào vải mỏng bao (vuốt) vùng lưng dọc cột sống từ trên xuống dưới, bao trên mặt từ giữa trán ra hai bên xuống má, bao vùng tay chân từ gốc chi đến ngọn chi. Có thể thay trứng, bạc bằng rượu trắng với gừng sao nóng ấm.