Kinh nghiệm chữa nấc cụt kéo dài trong Đông Y Theo Đông y, nấc cụt còn gọi là ‘ách nghịch”, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vị khí xung nghịch, khí xông ngược lên qua cổ họng phát thành tiếng, không thể kiềm chế được. Các phương pháp chữa cảm cúm đầu xuân Tam thất – Thần dược chữa được nhiều loại

Kinh nghiệm chữa nấc cụt kéo dài trong Đông Y

5514

Theo Đông y, nấc cụt còn gọi là ‘ách nghịch”, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vị khí xung nghịch, khí xông ngược lên qua cổ họng phát thành tiếng, không thể kiềm chế được.

Nấc cụt kéo dài gây nên những khó khăn cho người mắc phải

Nấc cụt kéo dài gây nên những khó khăn cho người mắc phải

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược Dương Trường Giang: Chứng nấc cụt theo Tây Y được hiểu là do thần kinh phế vị và thần kinh hoành bị kích thích, làm cho cơ hoành và cơ thành bụng, cơ ngực co thắt đột ngột, đẩy không khí ra ngoài gây nên tiếng nấc. Phần lớn, chứng nấc ngẫu nhiên tự khỏi, hoặc chỉ dùng một vài thủ thuật đơn giản như uống một ly nước lạnh (7 – 9 hụm); hít một hơi dài và nín thở nén không khí xuống bụng; nuốt một muỗng đường kính hoặc ngoáy lỗ mũi gây hắt xì hơi… là khỏi. Tuy nhiên, nhiều khi tất cả các phương pháp trên đều vô hiệu. Cơn nấc kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày gây ảnh hưởng đến các động tác ăn, uống, nói, thở, ngủ… Cần khám và điều trị tích cực mới hết.

Theo Đông y, để điều trị nấc cụt phải chẩn đoán phân biệt rõ chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực, tùy vào đó mà dùng phương thuốc hay phương huyệt châm cứu thích ứng. Việc điều trị này đòi hỏi phải là thầy thuốc giỏi biện chứng luận trị, có đủ thuốc men dụng cụ mới tiến hành được. Chẳng hạn như trường hợp sau: nấc cụt kéo dài nhiều ngày, đã sử dụng thuốc và điện châm không khỏi. Qua thăm khám người bệnh, chẩn đoán sơ bộ nấc cụt là do vi khí hư nhược. Nguồn gốc chính là nguyên khí suy kém, lại do ảnh hưởng ngoại tà (cảm nhiễm gió lạnh, ăn đồ sống lạnh…) khiến vị khí nghịch. Muốn điều trị phải bồi bổ nguyên khí, dẫn hỏa quy nguyên thì vị khí điều hoà, khí nghịch tự giáng. Với lý luận như vậy, theo Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định, chúng ta có thể áp dụng phương pháp đốt cứu huyệt Quan nguyên – vốn được coi t là nơi hội tụ của nguyên khí (ở dưới rốn 3 đồng thân thốn, tức bằng 4 khoát ngón tay) – trong phút chốc thì cơn nấc không còn nữa.

Bấm huyệt khiến tình trạng nấc cụt chấm dứt

Bấm huyệt khiến tình trạng nấc cụt chấm dứt

Sách “Y học cương mục” có viết: “Chứng ách nghịch cứu huyệt Quan nguyên 7 mồi liền khỏi”. Sách “Y học chính truyền” và “Vạn bệnh hồi xuân” lại cho rằng cứu huyệt Khí hải (dưới rốn 1,5 thốn là điểm giữa rốn và huyệt Quan nguyên) 5 – 7 mồi cũng lập tức hết nấc cụt. Nếu không có sẵn điếu ngải thì thay tạm bằng vài ba cây hương hay điếu thuốc lá, đốt hơ ấm trên huyệt Quan nguyên (cách mặt da khoảng 1cm), khi thấy nóng quá liền chuyển qua hơ huyệt Khí hải. Cứ thế luân phiên hơ nóng 2 huyệt này. Thường thì không quá một phút sẽ cắt được cơn nấc. Nên tiếp tục hơi thêm 5 – 7 phút để tránh tái phát. Theo Đông y, thường xuyên hơ ấm 2 huyệt Quan nguyên và Khí hải có thể tăng cường khí lực, phòng trị rất nhiều bệnh tật. Muốn hơ cứu thường xuyên phải dùng điếu ngải làm bằng ngải nhung chế từ lá ngải cứu lâu năm mới tốt.

Như vậy, ngoài cách chữa mẹo như nín thở, nuốt 7-9 ngụm nước… thì còn có thể dùng điếu ngải hơ cứu huyệt Quan nguyên, khí hải 5-7 phút để đánh tan cơn nấc. Hy vọng những kiến thức trên giúp ích cho bạn trong việc loại bỏ chứng nấc cụt.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017