Liệt mặt hay còn gọi là liệt dây VII ngoại biên do nhiều nguyên nhân cơ năng hay thực thể gây ra. Viêm nhiễm sau lạnh, hay sang chấn sau mổ, thương tích, vỡ xương đá … đều có thể là lí do cho bệnh liệt VII ngoại biên.
- Y học cổ truyền chữa liệt dương như thế nào?
- Phương pháp điều trị ỉa chảy hiệu quả bằng Đông y mà ít người biết đến
- Chữa dứt điểm một số chứng đau lưng bằng Đông y
Chữa liệt mặt bằng phương pháp Y học cổ truyền
Sau đây xin giới thiệu cách chữa liệt dây VII ngoại biên, do lạnh phong hàn) do nhiễm trùng, phong nhiệt, do sang chấn (ứ huyết) bằng các phương pháp đông y
Liệt dây 7 ngoại biên do lạnh
Nội dung trong bài viết
Y học cổ truyền gọi là trúng phong hàn ở kinh lạc.Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết triệu chứng thường gặp đó là: Sau khi gặp mưa, gió lạnh, tự nhiên mắt không nhằm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phương pháp chữa: khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí)
Bài thuốc:
Bài 1
- Ké đầu ngựa 12 gam
- Ngưu tất 12 gam
- Tang ký sinh 12 gam
- Uất kim 8 gam
- Quế chi 8 gam
- Trần bì 8 gam
- Bạch chỉ 8 gam
- Hương phục 8 gam
- Kê huyết đằng 12 gam
Bài 2. Đại tần giao thang
- Khương họat 8 gam
- Bạch thược 8 gam
- Độc hoạt 8 gam
- Xuyên khung 8 gam
- Tần giao 8 gam
- Đảng sâm 12 gam
- Bạch chỉ 8 gam
- Phục linh 8 gam
- Ngưu tất 12 gam
- Cam thảo 6 gam
- Đương quy 8 gam
- Bạch truật 12 gam
- Thục địa 12 gam
- Hoàng cầm 8 gam
Châm cứu: châm các huyệt tại chỗ: ế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liệu, Thừa khắp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương.
Toàn thân thêm huyệt Hợp cốc, Phong trì. Châm kích thích điện vào các huyệt trên. Thời gian châm từ 15-30 phút
Liệt mặt hay còn gọi là liệt đây thần kinh VII ngoại biên
Liệt dây 7 ngoại biên do nhiễm trùng
Y học cổ truyền gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc.
Triệu chứng: tại chỗ giống như trên, toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu lưỡi dày, trắng, mạch phù sác.
Sau khi hết sốt, chỉ còn tình trạng liệt dây 7 ngoại biên.
Phương pháp chữa; khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt) khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).
Bài thuốc:
- Kim ngân hoa 16 gam
- Xuyên khung 12 gam
- Bồ công anh 16 gam
- Đan sâm 12 gam
- Thổ phục linh 12 gam
- Ngưu tất 12 gam
- Ké đầu ngựa 12 gam
Châm cứu: châm như trên thêm huyệt Khúc tri, Nội đình.
Liệt dây 7 ngoại biên do sang chấn
Y học cổ truyền gọi là ứ huyết ở kinh lạc.
Triệu chứng: gồm triệu chứng liệt dây 7 ngoại biên đã trình bày ở trên, tìm hiểu nguyên nhân, gây sang chấn như sau ngã, bị thương tích, sau khi mổ vùng hàm mặt, xương chũm…
Phương pháp chữa: hoạt huyết, hành khí.
Bài thuốc:
- Đan sâm 12 gam
- Uất kim 12 gam
- Xuyên khung 12 gam
- Chỉ xác 8 gam
- Ngưu tất 12 gam
- Trần bì 8 gam
- Tô mộc 8 gam
- Hương phụ 6 gam
Châm cứu: Châm các huyệt tại chỗ như trên. Toàn thân chấm huyệt Huyết hải, Túc tam lý
Đa số các trường hợp liệt dây 7 ngoại biên do lạnh, do xung huyết, chữa bằng phương pháp châm cứu đem lại kết quả tốt. Không được cứu bỏng đưa lại sẹo trên mặt. Trường hợp liệt dây 7 ngoại biên do nhiễm trùng hồi phục chậm hơn.
Đối với các trường hợp hồi phục chậm (trên hai tháng người thầy thuốc và người bệnh đều phải kiên trì về thời gian và phối hợp nhiều phương pháp chữa, châm cứu, tiêm thuốc vào huyệt, châm điện, lý liệu pháp (tử ngoại, diện phản), xoa bóp, mai họà châm… thường kết quả hạn chế