Chuyên gia Đông y bật mí: Mùa đông đừng bỏ qua loại củ này! Củ cải trắng không chỉ được dùng để làm thuốc chữa viêm họng, ho mà còn hỗ trợ chữa những chứng bệnh nặng như lao phổi, đau tức ngực, ho ra máu… Chữa viêm đại tràng bằng “thần dược” lá mơ lông Vị thuốc hay trong y học cổ truyền từ quả đu đủ YHCT

Chuyên gia Đông y bật mí: Mùa đông đừng bỏ qua loại củ này!

1125

Củ cải trắng không chỉ được dùng để làm thuốc chữa viêm họng, ho mà còn hỗ trợ chữa những chứng bệnh nặng như lao phổi, đau tức ngực, ho ra máu…

Chuyên gia Đông y bật mí: Mùa đông đừng bỏ qua loại củ này

Củ cải trắng – Thuốc quý cho sức khỏe vào mùa lạnh

Nội dung trong bài viết

Ngoài việc dùng để nấu canh, xào thịt, kho thịt, hầm xương… củ cải trắng còn được biết đến và sử dụng với nhiều công thức và công dụng khác nhau. Củ cải trắng từng được nhiều chuyên gia ví von giống như nhân sâm trắng, nhân sâm mùa đông vì loại rau củ này thực sự cần thiết vào mùa lạnh.

Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, trong Đông y, củ cải trắng có vị ngọt, tính bình, hơi cay, đắng, không độc, có tác dụng đặc biệt trong chữa ho, bảo vệ dạ dày, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá…Củ cải trắng được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Ngoài ra, củ cải trắng được coi là khắc tinh của những bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hóa nên cực tốt khi được dùng thường xuyên vào mùa đông. Để giải quyết những vấn đề về tiêu đờm, ho khan, bảo vệ thanh quản tốt nhất, người bệnh chỉ cần thái lát mỏng củ cải trắng rồi đem ngâm mật ong qua đêm, sau đó nhai của cải trắng và nuốt từ từ sẽ có công dụng rất tốt.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 40 mg canxi, 1.5g xenluloza, 41 mg photpho, , 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 1,1 mg sắt, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg vitamin C…

Ở các nước trên thế giới, điển hình như Pháp đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng nước củ cải trắng với số lượng lớn nhằm hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân mắc các bệnh ác tính.

Còn ở Nhật Bản, nước ép của cải trắng lại là một thức uống yêu thích của phụ nữ trước bữa ăn để giữ vóc dáng thon gọn hơn.

Các bài thuốc chữa bệnh cực tốt từ củ cải trắng

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội thì bước vào mùa đông, thời tiết chuyển lạnh, hanh hao, chúng ta rất dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, ho…Để chữa những chứng bệnh này thì củ cải trắng là phương thuốc rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu một số món ăn, bài thuốc hữu ích sau đây:

Chữa ho cho trẻ nhỏ: Của cải trắng thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm với nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống sẽ rất hiệu quả.

Của cải trắng thái mỏng ngâm với nước đường đặc vài ngày có tác dụng chữa ho cho trẻ

Chữa viêm họng, khí quản cấp tính: Củ cải trắng 500-1.000g, quả trám 250g, sắc lấy nước uống.

Chữa khản tiếng: Ép của cải trắng lấy nước sau đó cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Ngậm nhiều lần trong ngày sẽ phát huy tác dụng chữa mất tiếng, khản tiếng hiệu quả.

Chữa ho nhiều, suy nhược cơ thể: Chuẩn bị củ cải trắng 1kg, quả lê 1kg, gừng tươi, sữa 250g, 250g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Sắc nước củ cải, lê cho đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, mật ong, sữa vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội rồi mới cho vào lọ có nắp đậy kín. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 1 thìa canh pha vào nước nóng để uống.

Chữa lao phổi, ho ra máu, đau tức ngực: Cho củ cải 300g nấu với 400ml nước, đến khi còn 100ml, bỏ bã. Thêm 10g phèn chua, 150g mật ong, đun lên, quấy đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50ml, uống vào lúc bụng đói.

Viêm loét miệng do nhiệt: Dùng nước ép của cải trắng tươi súc miệng hàng ngày sẽ rất hữu ích trong việc chữa viêm loét miệng do nhiệt gây ra.

Các bác sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn cũng lưu ý, ăn nhiều của cải trắng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng nên không được lạm dụng. Nhất là phụ nữ có thai cần phải hạn chế vì ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt, gây khó chịu do củ cải có tính lợi tiểu, chỉ nên ăn 1-2 lần mỗi tuần. Ngoài ra, cũng không được sử dụng củ cải với nhân sâm vì chúng kỵ nhau, không có tác dụng gì khi kết hợp.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017