Cây Hoàng kỳ là một vị thuốc, loại thảo dược thiên nhiên có nhiều tác dụng chữa bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để cùng biết rõ hơn về các công dụng của cây hoàng kỳ nhé!
- Cần lưu ý những gì trước khi sử dụng thảo dược đông y nhài hai màu
- Cỏ mực (nhọ nồi) vị thuốc đông y giúp điều trị bệnh lở miệng
- Hạt đười ươi – Vị thuốc đông y giúp thanh nhiệt, chữa gai cột sống
Hình ảnh thực tế của cây hoàng kỳ trong tự nhiên
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây Hoàng Kỳ
Nội dung trong bài viết
Bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, Với biệt danh là anh em sinh đôi của nhân sâm cũng đủ để thấy loài cây này có tác dụng quý như thế nào. Sau đây là các bài thuốc được ứng dụng từ loài cây này.
Trị dứt điểm ung nhọt, lở loét
Cách 1: Dùng đủ các lượng sau: 16g hoàng kỳ, 12g đương quy, 6g xuyên khung, 12g bạch truất, 16g kim ngân hoa, 12g tạo giác thích, 12g thiên hoa phấn, 12g trạch tả, 4g cam thảo để nấu nước và uống hết trong ngày.
Cách 2: Dùng 20g hoàng kỳ, 20g kim hoa, 16g đương quy, 6g cam thảo. Mỗi ngày dùng 1 thang nấu nước uống trong ngày.
Trị lupus ban đỏ
Dùng từ 1 -2 tháng theo thang thuốc như sau: dùng 30 -90g hoàng kỳ nấu nước uống trong ngày.
Đau nhức xương khớp
Cách 1: Dùng cho người đau do suy nhược cơ thể: dùng 12g hoàng kỳ, 12g bạch truất, 6g quế chi, 12g sinh khương và 3 quả táo đại, nấu nước uống trong ngày.
Cách 2: Đau mãn tính, liệt nữa người,… dùng 40 – 160g hoàng kỳ, 8g đương quy vĩ, 8g xích thược, 4g địa long, 4g xuyên khung, 4g đào nhân, 4g hồng hoa nấu nước uống.
Trị bệnh ho và viêm phế quản
Dùng hoàng kỳ, tuyên phục hoa, bách bộ, địa long bào chế thành viên thuốc. Dùng liên tục 10 ngày, chia thành 3-4 đợt.
Trị chứng viêm thận
Dùng hoàng kỳ, phòng kỷ, cam thảo, bạch truất, gừng tươi và táo đại đúng liều lượng và nấu nước uống trong ngày.
Bồi bổ khí huyết do mất nhiều máu
Dùng hoàng kỳ và đương quy nấu lấy nước uống.
Trị chứng khó thở, kém ăn, cơ thể suy nhược, tay ra nhiều mồ hôi
Cách 1: Dùng hoàng kỳ sao mật, cam thảo sao vàng, tán nhỏ rồi dùng bột đó nấu lấy nước uống trong ngày.
Cách 2: Dùng hoàng kỳ, bạch truất, đảng sâm, đương quy, sài khô, trần bì, thăng ma, chích thảo nấu nước uống trong ngày.
Cách 3: Hoàng kỳ sao mật, thược dược, quế chi, cam thảo, sinh khương, đại táo nấu lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể cho mật ong vào trước khi uống.
Trị sa trực tràng
Hoàng kỳ sống, đơn sâm , sơn tra nhục, phòng phong, thăng ma nấu nước uống trong ngày.
Trị sa dạ dày
Dùng hoàng sài sống, ngũ vị tư, thăng ma, sài hồ chế thành dịch tiêm bắp 4ml, dùng để tiêm huyệt trong quản, mỗi lần 0.5ml, dùng trong 1 tháng.
Thuốc trị cảm mạo, viêm mũi dị ứng
Cách 1: Dùng hoàng kỳ, đại táo tán thành chia thành 2 lần, dùng để uống 2 lần trong ngày.
Cách 2: Dùng liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 5 viên hoàng kỳ sống. Dùng xong 10 ngày dừng 5 ngày rồi lại dùng tiếp.
Chữa nhũn não
Dùng hoàng kỳ, xuyên khung, xích thược, đơn sâm chế thành dịch, mỗi ngày truyền 250ml vào tĩnh mạch, truyền liên tục 10 ngày, dừng 4 ngày rồi lại truyền tiếp. Bên cạnh đó cũng nấu nước uống thêm từ các vị thuốc hoàng kỳ, xuyên khung, sơn tra (táo mèo), địa long, quế chi, ngưu tất, hồng hoa, đơn sâm để giúp thông mạch.
Đây là vị thuốc được xuất hiện nhiều trong các bài thuốc đông y
Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoàng kỳ
- Dùng hoàng kỳ uống thay trà và tốt nhất là dùng vào buổi sáng để cải thiện da. Nếu uống mà có biểu hiện bất thường thì dừng lại.
- Dùng hoàng kỳ làm gia vị thêm cho các món ăn sẽ bồi bổ tốt cho cơ thể.
- Dùng hoàng kỳ có thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Nhân sâm đều có tác dụng tăng cường sinh lực còn hoàng kỳ lại dùng để bổ sung cho người đang bị suy nhược cơ thể. Tuy nhiên hoàng kỳ vẫn được ví như anh em sinh đôi của nhân sâm.
Qua bài viết trên, Bác sĩ Giảng viên Trung cấp Dược Hà Nội hy vọng giúp các bạn có thêm phương pháp tốt để điều trị bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên khi dùng loại thuốc gì cũng cần phải bắt mạch hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ nhé.