Điều kiện mở phòng khám đông Y Nhà thuốc gia truyền như thế nào? Điều kiện mở phòng khám đông Y Nhà thuốc gia truyền như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn có được câu trả lời. Học Trung cấp Y sĩ y học cổ truyền ra trường làm gì? Địa chỉ học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền năm 2017 ở đâu? Văn

Điều kiện mở phòng khám đông Y Nhà thuốc gia truyền như thế nào?

4183

Điều kiện mở phòng khám đông Y Nhà thuốc gia truyền như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn có được câu trả lời.

Điều kiện mở phòng khám đông Y Nhà thuốc gia truyền như thế nào?

Điều kiện mở phòng khám đông Y Nhà thuốc gia truyền như thế nào?

Điều kiện đầu tiên khi bạn muốn mở phòng khám đông y nhà thuốc gia truyền là phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Sau đó tiếp đến cơ sở vật chất thiết bị y tế đủ điều kiện đáp ứng mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BTC.

Điều kiện về cơ sở vật chất:

Nội dung trong bài viết

– Địa điểm cố định, chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh và phải tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.

– Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình;

– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

– Buồng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh;

Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị Y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

– Nếu có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt với diện tích ít nhất 05 m2/giường;

– Nếu có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi. Diện tích ít nhất là 02m2 đối với một buồng xông hơi, buồng phải kín nhưng đủ ánh sáng;

– Nếu có bào chế một số dạng đóng gói sẵn thì phải được Sở Y tế tỉnh thẩm định, xem xét cho phép.

Điều kiện về trang thiết bị y tế:

– Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:

  • Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
  • Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang.

– Nếu thực hiện việc châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt:

  • Có giường châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt;
  • Có đủ dụng cụ để châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt, đèn hồng ngoại;
  • Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.

– Nếu thực hiện xông hơi thuốc:

  • Có hệ thống tạo hơi thuốc.

Hiệu thuốc Đông Y

Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Sinh viên thực hành tại nhà thuốc Đông Y

Điều kiện về Nhân sự:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận lương y của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền, các đối tượng khác làm việc trong phòng chẩn trị y học cổ truyền nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Phạm vi hoạt động chuyên môn:

– Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);

– Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;

– Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;

– Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó;

Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị (cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác) thì phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất (kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị), công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu nhãn thuốc. Sở Y tế tỉnh sẽ xem xét thẩm định và công nhận đủ điều kiện thì mới được sản xuất. Thuốc chỉ để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị, không lưu hành trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.

Địa chỉ đào tạo Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền uy tín chất lượng đạt chuẩn Bộ Y tế:

Địa chỉ đào tạo Y sĩ YHCT uy tín chất lượng đạt chuẩn Bộ Y tế

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Nguồn: Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017