Đột phá y học cổ truyền chữa bệnh trên đôi vành tai bằng Nhĩ châm Đột phá mới trong y học cổ truyền giúp người bệnh đau thần kinh tọa, viêm dây thần kinh số 5,…có thể điều trị với phương pháp đặc biệt có tên Nhĩ châm.Nội dung trong bài viết Bệnh thiếu máu trong Đông y chữa như thế nào? Bất ngờ với những công dụng của cây

Đột phá y học cổ truyền chữa bệnh trên đôi vành tai bằng Nhĩ châm

3213

Đột phá mới trong y học cổ truyền giúp người bệnh đau thần kinh tọa, viêm dây thần kinh số 5,…có thể điều trị với phương pháp đặc biệt có tên Nhĩ châm.

Nội dung trong bài viết

Đột phá y học cổ truyền chữa bệnh trên đôi vành tai bằng Nhĩ châm
Đột phá y học cổ truyền chữa bệnh trên đôi vành tai bằng Nhĩ châm

Nhĩ châm là phương pháp như thế nào?

Nhĩ châm được hiểu là châm cứu trên loa tai, là bài thuốc y học cổ truyền được nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Ðào Nha, Pháp, Ai Cập, Ý, Nga và cả Việt Nam nghiên cứu áp dụng vào chẩn đoán, điều trị, dự phòng. Đặc biệt đã có nhiều ca Nhĩ châm đã được ghi trong y văn.

Ca Nhĩ châm tiêu biểu trong lịch sử

Theo lời kể của Thầy thuốc Ưu tú – Đại tá, BS Quách Tuấn Vinh (Giám đốc Trung tâm Cấy chỉ Phục hồi chức năng Minh Quang 12B Lý Nam Đế, Hà Nội), năm 1990, một chuyên gia đi làm ở nước ngoài về có triệu chứng bị đau dạ dày. Mặc dù đã sử dụng thuốc chữa dạ dày nhưng không khỏi. Khi vào viện, người chuyên gia được chẩn đoán vùng gan và vùng dạ dày đều có phản ứng, nhưng vùng gan có phản ứng mạnh hơn. Khi đến Bệnh viện Việt – Xô, kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh khối u trong gan. Khi mổ, giáo sư giải phẫu cho biết dạ dày bị dính vào bề mặt khối u ở gan và đó cũng chính là thủ phạm dẫn đến đau dạ dày kéo dài.

Trong y văn đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân thủng dạ dày nhưng khi áp dụng phương pháp Nhĩ châm đã cho kết quả giảm đau rõ rệt. Theo đó, các danh y Việt Nam đã áp dụng Nhĩ châm để chữa viêm quanh khớp vai và nhận thấy những tác dụng giảm đau rõ rệt. Sau liệu trình châm cứu, mỏ gai xương trên phim X-quang của bệnh nhân cũng biến mất.

Một bệnh nhân khác được bệnh viện chẩn đoán là viêm dây thần kinh số V, thầy thuốc châm cứu đã sử dụng biện pháp điều trị châm thần môn, giao cảm (là hai huyệt có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh). Chỉ sau một thời gian điều trị, căn bệnh đã thuyên giảm rõ rệt.

Với những trường hợp như trên có thể nhận thấy rằng, Nhĩ chẩn (chẩn đoán trên vành tai) có thể giúp định hướng chẩn đoán một số trường hợp khó. Nhĩ châm có tác dụng trong điều trị và được Y văn của Nga ghi nhận việc chẩn đoán sớm bệnh nhân mắc bệnh xơ gan dựa vào chẩn đoán trên loa tai.

Các huyệt trên tai điều trị theo phương pháp Nhĩ châm
Các huyệt trên tai điều trị theo phương pháp Nhĩ châm

Lịch sử chữa bệnh bằng Nhĩ châm

Năm 1956, một châm cứu gia người Pháp tên Pon Nogier đã phát hiện sự liên quan giữa vành tai với một số căn bệnh. Ông đưa ra một sơ đồ nói lên mối liên quan mật thiết giữa các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể với vành tai. Những bộ phận của tai đều có liên quan đến các tạng phủ cũng được các y gia trước đó đưa ra.

Năm 1956, Pon Nogier đã đưa ra 26 huyệt. Năm 1975, ông đã phát hiện tới 78 huyệt và các cơ quan trong cơ thể đều có những vùng tương ứng trên vành tai. Trên cơ sở đó có thể chẩn đoán được bệnh hay còn gọi là Nhĩ chẩn. Ví như, sách Kinh khu mạch đồ cho rằng “Thận khí thông ra tai”. Thận – đứng đầu ngũ tạng trong cơ thể, có chức năng khai khiếu ra tai.  Thận hư sẽ gây ảnh hưởng đến thính lực, làm cho tai ù, tai điếc… Có thể nói, nghiên cứu của Pon Nogier như một phát kiến mới, độc lập với những hiểu biết về Nhĩ châm của Y học Cổ truyền Trung Quốc.

Với nền xã hội, khoa học phát triển như hiện nay, nhĩ châm vẫn là một vấn đề đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện có nhiều biện pháp tác động lên loa tai để chữa bệnh như châm cứu, xoa xát vành tai, đốt bấc, chiếu tia laser, đặt viên từ, thủy châm,  dán cao thuốc… Trong từng trường hợp cụ thể, thầy thuốc sẽ áp dụng những phương pháp nhất định để đạt mục đích.

Tuy nhiên chỉ nên áp dụng châm cứu khi chẩn đoán đã rõ ràng và chỉ định của các thầy thuốc. Không nên tự ý tìm đến những thầy thuốc không đủ trình độ để khám và điều trị nhằm phòng tránh những rủi ro không đáng có.




Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017