Thiếu máu làm cho người bệnh cảm thấy hoa mắt, ù tai, ăn ngủ không ngon. Trong Đông y để điều trị thiếu máu cần xác định và tập trung bồi bổ đúng tạng bị hư.
Nội dung trong bài viết
- Bất ngờ với những công dụng của cây cỏ xung quanh ta
- Cách chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản
- Sử dụng thuốc Đông Y chữa bệnh cần lưu ý điều gì?
Chữa bệnh thiếu máu bằng Đông y
Thiếu máu trong Đông y còn gọi là huyết hư. Chữa chứng huyết hư cần phải xem xét sự suy giảm chức năng của 3 tạng Tâm, Can và Tỳ trên cơ sở lý luận Tâm chủ huyết, Can tàng huyết và Tỳ thống nhiếp huyết. Chức năng của tạng nào suy giảm nhiều nhất thì trong điều trị đưa trọng tâm về bồi bổ tạng đó.
Phân loại và cách điều trị các thể của thiếu máu
Theo quan điểm của Y học cổ truyền tạng Thận là nguồn cốc thủy hỏa của cơ thể là chân âm và chân dương của sinh mạng con người nên trong điều trị chứng huyết hư cũng cần được quan tâm đúng mức. Trong lý luận của Y học cổ truyền còn cho rằng khi điều trị chứng huyết hư đương nhiên phải bổ huyết nhưng khí còn là soái của huyết nên phương pháp điều trị ích khí để sinh huyết cũng là một phương pháp thường được sử dụng, phối hợp với phương pháp bổ huyết trong điều trị chứng huyết hư.
Các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh thiếu máu
Thiếu máu Thể khí huyết lưỡng hư
Triệu chứng: sắc mặt xanh nhợt hay úa vàng, hoa mắt chóng măt, hay váng đầu, hồi hộp đánh trống ngực, tiếng thở ngắn, gấp khi vận động nhiều. Phụ nữ kinh nguyệt ít, sắc kinh nhợt, thậm chí bế kinh, móng tay móng chân nhợt, mạch tế nhược.
Pháp điều trị: Bổ khí ích huyết.
Bài thuốc Y học cổ truyền: Thập toàn đại bổ gia giảm
Xuyên quy 12g , Hoàng kỳ 20g, Đẳng sâm 12g, Bạch truật 12g, Thục địa 16g, Chích cam thảo 4g, Đai táo 6g. Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
Nếu hồi hộp, mất ngủ gia Hắc táo nhân, Ngũ vị tử
Châm cứu: Cứu các huyệt Cao hoang, Cách du, Tỳ du, Túc tam lý…
Thiếu máu Thể can thận âm hư
Triệu chứng: Tức ngực, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đôi khi trong người có cảm giác nóng, khó chịu, miệng khô, hoặc có thể thấy chảy máu chân răng, hay có chấm xuất huyết dưới da.Toàn thân thường đau lưng, mỏi gối, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế sác.
Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận
Bài thuốc Y học cổ truyền: Lục vị quy thược gia vị
Thục địa 16g, Sơn thù 8g, Hoài sơn 12g, Trạch tả 8g, Đan bì 8g, Phục linh 12g, Xuyên quy, 16g Bạch thược 16g, Hạ liên thảo 12g, Hà thủ ô 16g, Kỷ tử 12g, Quy bản 16g. Tất cả làm thang, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Nếu chảy máu chân răng, chảy máu cam hay xuất huyết dưới da gia A giao, Hòe hoa sao đen.
Nếu sốt âm ỉ kéo dài gia Miết giáp, Địa cốt bì.
Châm cứu: châm bổ các huyệt Cao hoang, Cách du, Tỳ du, Túc tam lý…
Thiếu máu Thể tỳ thận dương hư
Triệu chứng: Sắc mặt trắng nhợt, mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, ù tai, lưng gối đau mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, tự hãn, mạch tế nhược.
Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ thận
Bài thuốc Y học cổ truyền: Bát trân thang gia vị
Đẳng sâm 16g, Phục linh 12g, Bạch truật 16g, Cam thảo 6g, Thục địa 12g, Xuyên quy 12g, Xuyên khung 8g, Bạch thược 12g, Hoàng kỳ 16g, Ba kích 16g, Hà thủ ô 20g, Cao ban long 10g, Trần bì 8g, Hậu phác 10g, Liên nhục 16g, Đỗ trọng 16g. Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Nếu dương hư rõ, chất lưỡi nhợt bệu, sợ lạnh nhiều, đi đại tiện phân nát lỏng gia Phụ tử chế 4g, Nhục quế 4g.
Châm cứu: Cứu các huyệt Cao hoang, Cách du, Tỳ du, Túc tam lý, Thận du…
Những điều cần lưu ý khi điều trị thiếu máu bằng Đông y
Cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến thiếu máu bằng y học hiện đại. Nếu tìm ra nguyên nhâng thì điều trị bằng biện pháp trị liệu của Y học hiện đại, Y học cổ truyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ nâng cao hiệu quả trị liệu.
Trường hợp bệnh chuyển biến nặng phải có sự can thiệp của Y học hiện đại kèm truyền máu.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com