Giải nhiệt, hạ huyết áp hiệu quả nhờ vào củ sắn dây.
Nội dung trong bài viết
Theo y học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, chữa các chứng bệnh như cảm nắng, sốt cao, nhức đầu, sởi, mỏi vai gáy, đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, trĩ xuất huyết, ù tai.
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM, Các nghiên cứu hiện đại gần đây cho thấy sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa, nâng cao sức đề kháng, dự phòng tích cực nhiễm virut đường hô hấp…Ngoài ra, sắn dây có công dụng giải rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu đối với các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể.
1.Trị cảm cúm, cảm sốt, đau đầu, đau mình mẩy:
Sắn dây 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, khương hoạt 4g, bạch chỉ 4g, bạch thược 6g, cát cánh 4, hoàng cầm 4g, đại táo 4g, thạch cao 8g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang.
2.Trị ho hen, ngực nóng, nhức đầu, khô mũi, tiểu vàng:
Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, bạch thược 4g, đại táo 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang..
3.Trị sốt cao, môi khô, miệng khát, đại tiện bí kết, đau thượng vị:
Sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
4.Trị bệnh tiểu đường:
Sắn dây thái phiến phơi khô 30g, gạo lứt 50g, nấu cháo loãng, chia 2 lần ăn trong ngày.
5.Trị tăng huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, mỏi vai gáy:
Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM Sắn dây, câu đằng. Hai vị lượng bằng nhau, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, bảo quản dùng dần. Ngày 30g hãm với nước sôi, uống thay trà.
6.Thuốc cho người mắc các bệnh tim mạch:
Sắn dây 200g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 40g. Các vị trên thái nhỏ sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ kín, bảo quản dùng dần. Ngày 30-40g hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày.
Nguồn: yhoccotruyenvn.com