Giải nhiệt ngày nóng với 5 loại đồ uống từ thảo dược
Nội dung trong bài viết
Những cây thuốc dưới đây có thể chế biến thành đồ uống có tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả trong những ngày nắng nóng oi bức của mùa hè.
- Trị cảm nắng, vàng da với cây thuốc nhân trần.
- Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tuyệt vời của quả vải.
Giải nhiệt bằng nước râu ngô.
Râu ngô còn có tên gọi khác là ngọc mễ tu, rất giàu vitamin. Theo Y học cổ truyền, râu ngo có tính bình, vị ngọt, quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng (giảm phù), thông lợi mật, thanh huyết nhiệt, chỉ huyết. Với những người béo phì, tăng axít uric, cholesterol trong máu cao có thể uống nước râu ngô mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.
Đồ uống giải nhiệt ngày nóng từ râu ngô.
Giải nhiệt bằng rong biển.
Đây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất giàu khoáng chất, trong đó đặc biệt là lượng canxi, iốt cao, chứa ít cholesterol, còn có chất fertile clement là chất không thể thiếu của tuyến giáp trạng, tốt cho thai phụ và trẻ em.
Theo Y học cổ truyền, rong biển có vị mặn, ngọt nhẹ, tính mát, quy vào kinh thận, bổ được thận âm và thận khí. Nước rong biển có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cho những người gầy yếu, tiêu hóa kém, hay cảm thấy nóng lòng bàn tay bàn chân, da dẻ không mềm mại, tiêu bón, khô khát và thích uống nước.
Nước rong biển có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cho những người gầy yếu.
Giải nhiệt ngày nóng bằng mướp đắng.
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chống say nắng, giúp mắt sáng đặc biệt là chữa kiết lỵ do nóng. Trong những ngày trời nắng nóng, những người hay bị ra mồ hôi hoặc bị nổi rôm sảy, ngứa, chỉ cần nấu nước mướp đắng tắm mỗi ngày một lần có tác dụng giảm ngứa rất hiệu quả.
Giải nhiệt bằng nước rễ tranh.
Trong Y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có màu trắng hoặc vàng nhạt, vị ngọt, tính hàn, vào các kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang, có công năng thanh nhiệt (làm mát), lợi tiểu, thanh phế nhiệt (làm mát cái nóng ở vùng ngực, dùng tốt trên người có ho mà nóng ran ngực). Chính vì có tính mát, lại lợi tiểu, nên người gầy, suy kiệt nhiều tuy có nóng trong người nhưng hạn chế dùng, vì tiểu tiện dễ góp phần giảm lượng nước trong cơ thể thêm, người sẽ càng nóng nảy.
Giải nhiệt ngày nóng với đồ uống từ rễ cỏ tranh.
Giải nhiệt bằng bông cúc.
Trong Đông Y, bông cúc có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, quy kinh Phế, Can, Thận, có tác dụng giải cảm, hạn sốt, tiêu viêm, giải độc (làm giảm sưng viêm các mụn nhọt), làm sáng mắt. Vì vậy bông cúc đặc biệt cần thiết cho những người mắt mờ, mắt hay khô cộm, hoặc dễ bị kích ứng mắt, đỏ mắt, mắt nhắm lại thấy nóng, người bị tăng huyết áp nhức mắt, nhức thái dương, nặng nửa đầu, khó ngủ, nửa đêm hay tỉnh. Người ăn uống khó tiêu, dễ lạnh bụng, ăn dễ trúng, dễ tiêu chảy, tay chân bủn rủn, yếu sức không nên dùng.
Theo Sức khỏe đời sống.