Lá vối không những là thức uống mát, tốt mà còn đem lại nhiều giá trị và tác dụng đối với sức khỏe như ngủ ngon, ăn ngon và chữa sỏi thận, mỡ máu, tốt cho đường ruột và rất nhiều lợi ích khác.
- Tìm hiểu thành phần và công dụng của cây dong riềng trong chữa bệnh
- Những bài thuốc điều trị bệnh hay từ cây chùm ngây
- Một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh từ khoai lang
Cây vối rất thân thuộc với người xưa miền Bắc
CÂY VỐI LÀ GÌ?
Nội dung trong bài viết
Cây lá vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ cây sim thường do mọc hoang là chủ yếu nhất là những nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Sau này, khi phát hiện ra nhiều công dụng tốt từ lá vối mà người dân mới bắt đầu trồng và nhân giống ra nhiều nơi.
Cây vối thường có độ cao chừng từ 5 – 6 m, cây có thể trồng được trong chậu tại ban công với dạng kiểng, chiều cao đạt tầm dưới 2m. Lá vối có dạng thuôn dài và nhỏ, cuống lá vối dài khoảng 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai và cứng. Chiều dài lá từ 5-7cm, rộng chỉ khoảng 3-4 cm. Dạng thuôn như lá xoài, nhãn… lá vối không lông, không mép, không gai và trơn bóng, gân tỏa ra từ gốc lá. Hoa cây vối gần như không cuống có màu lục nhạt hoặc trắng.
Quả vối có hình tròn hay dạng hình trứng, đường kính mỗi quả khoảng 10mm 7 – 12 mm. Bản chất cây vối khá thơm như khi pha trà, lá hay cành, hoa, quả cây vối đều có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng toàn bộ cây từ lá, hoa, thân, rễ để làm thuốc. Hiện nay trên thị trường có hai loại vối được sử dụng nhiều nhất là vối nếp và vối tẻ. Cây vối nếp thì thường lá có màu xanh hơi ngả vàng, màu non và kích thước lớn khoảng chừng 18cm dài và rộng khoảng 7-cm.
Trong khi đó cây vối tẻ có dạng lá tô và có màu xanh thẫm hơn hình thoi. Hai loại cây đều rất dễ sống, sinh trưởng và phát triển. Nếu cây trồng ngoài đất dưới điều kiện thích hợp có thể đạt độ cao tới 6m. Có rất nhiều nơi sử dụng cây để làm bóng mát và dùng lá để nấu nước uống.
Theo các Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: Có một số ít người không biết lá vối mà chỉ thân thuộc với chè xanh. Tuy nhiên, lá vôi được du nhập từ miền Bắc trở vào, chủ yếu dùng lá và nụ để hãm nước uống cho mát, dễ ngủ và tốt cho đường tiêu hóa.
Cách sử dụng lá vối hàng ngày cũng giống chè xanh bằng cách ngắt lá hãm trà uống vào mỗi buổi sáng rất tốt.
Điều trị bệnh gout bằng lá vối
LÁ VỐI CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH?
Nghiên cứu đã chỉ ra trong lá vối có chứa nhiều tinh dầu, thành phần dược tính như tanin, kháng sinh Staphylococcus, vitamin, polyphenol và các hoạt chất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra còn có nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu mỡ, diệt khuẩn, hạ đường huyết…
Theo đông y, lá vối có công dụng giúp kích thích tiêu hóa, ngủ ngon, ngủ sâu và ăn uống ngon miệng hơn. Vị đắng, tính mát có trong lá vối rất tốt cho việc kích thích đường ruột tiết ra dịch vị tiêu hóa thức ăn, tạo lớp màng chắn bảo vệ niêm mạc ruột tránh sự viêm nhiễm, lỡ loét và sự tấn công của vi khuẩn.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Gout là dạng bệnh mãn tính mà cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và kiêng cử để bệnh thuyên giảm, ngoài ra, việc sử dụng thuốc tây gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Đó là lí do mà người bệnh nên dùng thảo dược hay các loại lá thuốc điều trị.
Theo nghiên cứu lá vối có tác dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải axit uric ra ngoài bằng đường nước tiểu. Cách dùng lá vôi đơn giản là mỗi ngày dùng khoảng 15g lá vối hoặc nụ vối sắc với nước hơi đặc sau đó chia làm 3 lần uống trong ngày.
Điều trị bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nụ vối và lá vôi có các hoạt chất tốt có khả năng làm giảm lipit và giữ được lượng đường huyết trong máu luôn ở mức ổn định. Hay nói cách khác là làm hạ đường huyết an toàn.
Cách sử dụng lá vôi hay nụ vối là dùng khoảng 20g nụ vối đem hãm nước uống. Có thể kết hợp với một số tá dược khác như hoa cúc, hoa gạo, hoa đại, hoa gạo, nhẫn đông hoa… Kết hợp tất cả môi lượng bằng nhau đem pha trà, hãm trà uống hằng ngày để kiếm soát lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa bệnh.
Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về da
Trong lá vối có chứa chất kháng sinh, kháng viêm và diệt khuẩn tự nhiên nên được dùng để điều trị một số bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, phát ban, bệnh viêm da, ghẻ ngứa, rôm sảy…