Hy thiêm thảo hay còn được gọi với tên khác là Chó đẻ hoa vàng, đây là một cây thuốc quý với nhiều công dụng đặc biệt được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.
Nội dung trong bài viết
- Chỉ có cây cỏ ngọt mới có những công dụng tuyệt vời này
- Tìm hiểu công dụng tuyệt vời từ cây Cam thảo
- Giá đỗ- vị thuốc thần kỳ chữa được nhiều bệnh.
Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hy thiêm thảo
Mô tả sơ lược về Hy thiêm thảo
Hy thiêm thảo là cây thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis Lin. (Siegesbeckia gluinosa Wa. Minyrathes heterophyla Turcz). Asterraceae. Hy thiêm thảo là cây thuốc sống hàng năm, mọc ở khắp các vùng núi ở nước ta đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tỉnh Hòa Bình, Lào cai, Hà Giang, Yên Bái, lai Châu… Hy thiêm thảo là dạng cây thảo, cao từ 30-60cm , cành có lông. Lá mọc đối, hình quả trám, có khi tam giác hay hình thoi mũi mác, rộng 3-6 cm, dài 4cm -10cm, cuống ngắn, đầu là nhọn , phiến lá men theo cuống lá, mép có răng cưa không đều, 3 gân chính mảnh, mặt dưới hơi có lông. Cụm hoa hình ngù có lá, đầu màu vàng. Lá bắc ngoài 5, mặt trong có lông, mặt ngoài có tuyến. Các lá bắc trong có tuyến ở lưng. Hoa ở phía ngoài của đầu là 5 hoa cái hình lưỡi. Các hoa khác lưỡng tính, hình ống. Bầu hình trứng ngược có 4-5 góc. Quả bế cũng 4-5, góc nhẵn, đen hạt.Hy thiêm thảo thường ra hoa vào tháng 4-5 đến 8-9 Dương lịch và cho quả vào tháng 6-10 hàng năm.
Hy thiêm thảo sinh trưởng, phát triển mạnh về mùa hè xuân và thường tàn lụi vào mùa thu đông. Do khả năng tái sinh hữu tính mạnh nên Hy thiêm thảo phân bố khá tập trung trên một khu tương đối rộng. Điều kiện này giúp chúng ta thuận tiện thu hái, nhưng cũng dễ có phương hướng khai thác triệt để trong cả một vùng Cây khoanh vùng chủ yếu là hạn chế chăn thả trâu bò để tránh cho cây con khỏi bị dẫm nát hoặc cắt phá cây Hy thiêm với mục đích không cần thiết. Hy thiêm thường mọc trong nương ngô cho nên khi chăm sóc ngô cần bảo vệ cây Hy thiêm con. Sau khi thu hái ngô một thời gian là có thể thu hái Hy thiêm con. Do chất dính ở lá bắc, cho nên quả Hy thiêm thảo có khả năng phát tán nhờ động vật và con người. Ngoài ra , Hy thiêm còn có khả năng tự phát tán hạt giống ra xung quanh nhờ gió mưa.
Hy thiêm thảo có chứa các chất đắng daturosid , orientin có tác dụng thông kinh lạc, trừ phong thấp, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị chứng phong thấp tê liệt, thấp chẩn, ung nhọt sang độc, ngứa ngáy. Theo nguyên cứu dược lý hiện đại của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM Hy thiêm thảo làm thuốc có tác giãn mạch, kháng viên, hạ huyết áp hay chế miễn dịch. Theo Đông y, Hy thiêm thảo có vị cạy, đắng, tính hàn không ấm và có độc ít. Có công dụng khu phong thấp, giảm đau, lợi gân cốt, đồng thời có tác dụng an thần, giảm độc, hạ huyết.
Một vài bài thuốc chữa bệnh áp dụng với Hy thiêm thảo
Hy thiêm thảo và một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ
- Chữa đau đầu cảm mạo: Hy thiêm thảo 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ, Tử tô 3 chỉ, Thông bạch 2 chỉ. Sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữu viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc lấy nước uống.
- Chữa xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tất, rắn cắn: Hy thiêm thảo (tươi) liều lượng tùy ý, rửa sạch đâm nát đắp nơi đau (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Ngoài ra, Hy thiêm thảo lại có tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng Hy thiêm thảo, Hòe hoa, mỗi thứ 5 chỉ sắc lấy nước uống. Lại có tác dụng an thần , cũng có thể dùng nó trong trường hợp mất ngủ, suy nhược thần kinh(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Bài thuốc kinh nghiệm “Hy thiêm hoàn” chữa những chứng miệng méo, mắt trợn cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép , uống lâu có thể sáng mắt rõ tai, đen nhánh râu tóc và cứng mạch gân cốt. Ngày mùng 5 tháng 5 lấy lá và cành non cây Hy thiêm rửa sạch phơi hông được 9 lần, sao khô tán nhỏ làm viên với mật bằng hạt Ngô đồng, lần uống 40 viên với nước cơm hoặc rượu nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Đinh nhọt phát bối Dùng Hy thiêm thảo, Ngũ diệp thảo (tức Ngũ trảo long), Dã hồng hoa (tức Tiểu kế), Đại toán, các vị bằng nhau đâm nát rồi vắt lấy nước uống, khi ra mồ hôi là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Chữa tê mỏi, phong thấp, đau nhức xương: Dùng cao mềm Hy thiêm 9 lượng, bột Hy thiêm thảo 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn.
- Chữa miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức dùng Hy thiêm thảo (sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ, mỗi lần 3 lần với Rượu nóng (Kinh Nghiệm Phương).
- Trị phong thấp viêm đa khớp dạng thấp dùng Hy thiêm thảo 4 lượng sắc lấy nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ Hy thiêm thảo 1 lượng (Hái vào Tết Đoan ngọ), Nhũ hương 1 lượng, Bạch phàn (phi) nửa lượng, tán nhuyễn thành bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
- Đinh nhọt sưng độc Tết Đoan ngọ hái Hy thiêm thảo phơi khô tán bột, lần uống nửa lượng với Rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt , rất có hiệu quả (Tập Giản Phương).
- Bệnh ăn vào mửa ra Dùng Hy thiêm thảo đem sấy hoặc phơi khô tán nhuyễn thành bột luyện mật làm viên với nước nóng.
- Chữa phong thấp: Hy thiêm thảo 250 lượng (100 g) Thiên niện kiện 12 lượng (50 g) , Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao chia làm 2 lần uống trong ngày, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối (Kinh nghiệm phương).
- Chữa các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí chạy vào trường và gây tiêu chảy: Dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần uống 30 viên với nước.
Các lương y tại Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo rằng người không có phong thấp mà thuộc âm hư thì không nên dùng Hy thiêm thảo. Kỵ Sắt