Tìm hiểu công dụng tuyệt vời từ cây Cam thảo Cao thảo  là một cây thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe con người. Sau đây các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ chia sẻ sơ lược thông tin và công dụng của loại cây đặc biệt này.Nội dung trong bài viết Những công dụng tuyệt

Tìm hiểu công dụng tuyệt vời từ cây Cam thảo

2861

Cao thảo  là một cây thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe con người. Sau đây các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ chia sẻ sơ lược thông tin và công dụng của loại cây đặc biệt này.

Nội dung trong bài viết

Tìm hiểu công dụng tuyệt vời từ cây Cam thảo

Tìm hiểu công dụng tuyệt vời từ cây Cam thảo

Mô tả sơ lược về cây Cam thảo

Cam thảo có tên khoa học là Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1 m hay 1.5 m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt , hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm rộng 6cm-8cm, dài 3 cm-4cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5mm-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng. Dân gian thường thu rễ vào tháng 2 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, rễ được phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào về xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn cho đẹp. Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học có trong cây Cam thảo

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong cam thảo có chứa một số thành phần hóa học như: Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học). + Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid , Glucuronic acid, Glycyrrhizic acid; Uralsaponin; Licorice-Saponin A3, C2 , D3, B2, J2, E2, F3, G2 , H2, K2; Isoliquiritigenin, Neoliquiritin, Liquiritin, Liquiritigenin, Isoliquiritin, Neoisoliquiritin.

Cam thảo và một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu

Cam thảo và một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu

Cam thảo và một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu

  • Chữa viêm tắc tĩnh mạch: Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g ( giảm lượng tùy bệnh), sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn.
  • Chữa chứng nứt da: Cam thảo 50 g ngâm cồn 75% 200 ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch chỗ nứt, bôi thuốc vào.
  • Chữa nhiễm độc thức ăn: Dùng Sinh Cam thảo từ 9g đến 15g, sắc lấy nước chia làm 3 – 4 lần uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt gia bột Hoàng liên 1 g, trộn nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn 300ml, mỗi 3 – 4giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch.
  • Chữa ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 179 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không sạch 204 người, đều có kết quả tốt.
  • Chữa đái nhạt: Mỗi lần uống bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, dùng trị 2 ca kết quả tốt.
  • Chữa viêm họng mạn: Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, đường, ớt, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 – 5 tháng.
  • Chữa lưng chân đau: Trị 27 ca đau cấp và mạn tính dùng thủy châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300 % 4 ml, cách nhật 4 – 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh nhân mạn 2 liệu trình.
  • Chữa cơ cẳng chân run giật: Dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 ml – 15ml, ngày 3 lần, dùng liên tục từ 3 – 6 ngày.
  • Chữa xuất huyết tiểu cầu: Mã trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi ngày 15 g, sắc lấy nước chia làm 3 lần uống, dùng trong 2 – 3 tuần.
  • Chữa lao phổi: Cam thảo sống 18 g, sắc còn 150 ml chia làm 3 lần uống, liên tục trong 30 – 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao .
  • Chữa viêm gan: Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77 %, tỷ lệ kháng nguyên e chuyển âm tính 44,8 %. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan.
  • Chữa rối loạn nhịp tim: Dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Cam thảo mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường , uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang rồi uống thuốc này.
  • Chữa bệnh Addison: Diệp duy pháp và cộng sự dùng nước sắc Cam thảo, ngày 3 lần, mỗi lần 3ml – 5 ml.
  • Chữa loét dạ dày tá tràng: Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15 ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần.
  • Chữa các chứng viêm nhiễm: ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau , viêm tuyến vú, phế ung ( ápxe phổi), chàm lở, lở mồm. Dùng Sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như trị ung nhọt, dùng với Kim ngân hoa, Bồ công anh, Liên kiều. Trị hầu họng sưng đau, gia Cát cánh, Ngư tinh thảo, Huyền sâm, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử.



Xem thêm : Cao dang Dieu Duong Ha Noi, Xet tuyen Cao dang Duoc Ha Noi nam 2017