Ngân hạnh còn gọi là bạch quả, do vỏ quả có màu trắng nõn; là vị thuốc trong YHCT giúp bổ tỳ phế, điều trị các bệnh đái són, đại tiện ra máu, hen phế quản…
- Ngải cứu – vị thuốc “cứu tinh” của người nghèo
- Cỏ xạ hương: Khẳng định giá trị văn hóa và hiệu quả chữa bệnh trong YHCT
- Những điều cần biết về dược liệu y học cổ truyền dâu rượu
Ngân hạnh là vị thuốc quý trong YHCT giúp bổ tỳ phế
Đôi nét về vị thuốc ngân hạnh
Nội dung trong bài viết
Ngân hạnh lên tên thực vật Ginkgo biloba L. và tên dược Semen Ginkgo, cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật, Triều Tiên…, ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Quả, hạt, nhân, lá cây đều là những vị thuốc quý.
Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh – Trung Hoa đã viết: “Ngân hạnh ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi đái nhiều, chữa bạch đới, di tinh. Ăn sống hạ đờm, tiêu độc, sát khuẩn…”. Trong phương pháp điều trị của y học cổ truyền, ngân hành được sử dụng để chữa các bệnh đái són, đại tiện ra máu, hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, di tinh, bạch đới…
Những nghiên cứu và phân tích trong y học hiện đại cũng cho biết: thành phần hóa học trong 100g ngân hạnh thấy chứa glucid 71,2g, protein 13,4g, tro 3,4g, chứa lipid 3g, chất xơ 1g, các khoáng chất như kali, sắt, calcium, phospho, vitamin B1, B2…, cung cấp 365 calo. Bên cạnh đó ngân hạnh còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Do đó trước khi ăn ăn hạnh, người dùng chú ý cần loại bỏ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không cho dùng.
Bài thuốc YHCT có dùng ngân hạnh
Dùng bồi bổ cho người phế thận suy yếu: Rang chín hạt ngân hạnh để ăn hoặc nấu chè sâm ngân hạnh ăn.
Chữa ho hen có đờm, bổ phế: Hạt ngân hạnh 200g, hồng táo 100g, ngân hạnh bóc bỏ vỏ ngoài, hồng táo bỏ hạt thái mỏng. Cho các tất cả các nguyên liệu cùng 1 lít nước bỏ ngân hạnh vào đun sôi đến khi ngân hạnh có màu trong suốt thì cho hồng táo, cùng đường trắng 150g khuấy đều, một ít tinh bột, nấu thành chè sử dụng cho 3-4 người ăn.
Hoặc Bài thuốc Y học cổ truyền: ngân hạnh 9g đập vỡ, khoản đông hoa 9g, ma hoàng 6g, cam thảo 3g, sắc uống.
Điều trị đái són: Ngân hạnh sao, mỗi tuổi 1 hạt, nhiều nhất không quá 7 hạt, bỏ vỏ cứng, giã nát. Uống vào sáng sớm cùng với nước sữa đậu nành pha đường. Uống liên tục sẽ có tác dụng.
Điều trị đại tiện ra máu: Ngân hạnh 15g đập vỡ, địa du 15g, cây dành dành 6g, sắc uống vào hai buổi sáng và chiều hàng ngày.
Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị đại tiện ra máu từ ngân hạnh
Điều trị di tinh: Ngân hạnh 9g đập vỡ, khiếm thực 15g, phúc bồn tử 6g, tổ bọ ngựa 6g (tang phiêu diêu), sắc uống.
Chữa váng đầu chóng mặt: Ngân hạnh 3 hạt, cùi nhãn 8 quả, thiêm ma 3g, ăn vào lúc đói buổi sáng.
Điều trị bạch đới quá nhiều: Nhân ngân hạnh sao 10 hạt, hạt bí đao 30g, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều).
Chữa đầu mặt lở ngứa: Ngân hạnh sống 10 hạt, giã nát bôi.
Ngân hạnh hiện được rất nhiều các Y sĩ y học cổ truyền đánh giá cao trong tác dụng điều trị. Đồng thời, vị thuốc này cũng được các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyển Hà Nội giới thiệu trong các buổi học thực hành hay những bệnh án có sử dụng ngân hạnh. Có thể nói, đây là vị thuốc khá được ưu ái nhưng không vì thế mà bạn tùy ý sử dụng, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để có thể khám và điều trị chính xác nhất.