Ngủ trảo, loại cây mọc hoang ở các vùng nông thôn tại nước ta, nhưng ít ai có thể biết được những công dụng bất ngờ từ nó, hãy cùng với các Lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu cụ thể về loại cây này nhé!
Nội dung trong bài viết
- Atiso và những bộ phận dùng làm thuốc của cây Atiso
- Khám phá công dụng chữa bệnh ít ai biết của cây thù lu cạnh
- Khám phá công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá đu đủ
Ngũ trảo và những công dụng chữa bệnh chưa biết đến
Theo Đông y, lá Ngũ trảo có mùi thơm, vị cay, tính bình, có tác dụng giải biểu, hóa thấp, lợi tiểu, chống ngứa và điều kinh. Quả của loại cây này có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng khư phong , hành khí, trừ đàm, giảm đau, trừ giun. Rễ bổ, hạ nhiệt và làm long đờm. Vỏ cây có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm long đờm.
Các bài thuốc nên biết từ cây Ngũ trảo
Sau đây các Lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ liệt kê cụ thể những bài thuốc từ loại cây Ngũ trảo này:
- Dự phòng viêm ruột, sốt rét, trúng độc: Lá Ngũ trảo non hái đầu mùa hạ, phơi âm can cho khô, mỗi ngày dùng 5-10g, hãm nước uống thay trà.
- Lỵ trực khuẩn, tiêu hóa kém, viêm ruột: Quả (hạt) Ngũ trảo 500g, men rượu 30g. Hai vị sao vàng, tán bột mịn, cho thêm 250 đường kính trộn đều. Mỗi lần uống 6g, ngày 3-4 lần, uống trong 3-5 ngày.
- Cảm mạo phòng hàn: Lá Ngũ trảo 30g, hành tăm 6g, gừng tươi 6g. Sắc nước chia 2 lần uống, ngày 1 thang, từ 1-3 ngày.
- Bỏng lửa nhẹ: Cành Ngũ trảo băm nhỏ, sao cháy tồn tính, tán bột trộn dầu mè hay dầu sở bôi.
- Cảm lạnh đau dạ dày, trúng nắng đau bụng: Lá Ngũ trảo tươi 15g, Nghể nhẵn (đọt non) 10g, sắc uống. Hoặc dùng bột quả Ngũ trảo uống mỗi lần 6g như bài trên.
- Đau lưng, đau khớp do phong thấp: Rễ Ngũ trảo 30g, Lá lốt 15g, Ngũ gia bì 15g. Sắc lấy nước chia 2 lần uống, ngày 1 thang, trong 3-5 ngày.
- Suyễn thở do lạnh: Quả Ngũ trảo đem đi sấy khô, tán nhiễn thành bột, mỗi lần uống 6g, ngày dùng 3 lần.
- Bệnh giun chỉ: Rễ Ngũ trảo 30g, phiến mỏng tẩm rượu sao vàng, sắc uống trước bữa cơm chiều.
- Ngứa da, mày đay: Dùng lá Ngũ trảo tươi nấu nước xông ngâm, tắm rửa vùng da bị bệnh.
- Viêm khí quản mạn tính: Quả Ngũ trảo 15g, lá nhót 10g, bồ công anh 15g, trần bì 6g. Sắc thuốc chia 2 lần uống, ngày 1 thang, liên tục 5-7 ngày.
- Trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày: Rễ Ngũ trảo 60g, tiên hạc thảo 30g, gà mái 1 con. Gà làm sạch, bỏ đầu, chân, nội tạng, cho 2 vị thuốc vào bụng, chưng cách thủy cho chín, bỏ bã thuốc, chia ăn vài lần trong ngày.
- Rắn độc cắn, toàn thân phù mọng nước: Dùng lá non Ngũ trảo vừa đủ, giã vắt nước bôi chỗ mọng nước, xác còn lại đem đắp lên miệng vết cắn.
- Trẻ em đàm dãi bít đường thở, kinh phong, : Nước cốt lá Ngũ trảo và nước cốt măng tre tươi, mỗi thứ 50ml; nước cốt gừng tươi 3-5 giọt. Hòa chúng 3 thứ, thêm nước sôi nguội, chia 2-3 lần uống.
- Sốt rét: Rễ và lá Ngũ trảo mỗi thứ 50g, sắc thuốc, trước khi lên cữ sốt 4 giờ uống một nửa, sau đó 2 giờ uống hết nửa còn lại.
- Viêm dạ dày – ruột cấp tính, nôn mửa tiêu chảy: Lá Ngũ trảo, Nghể nhẵn, Chế bán hạ, Hoắc hương đều 20g. Sắc nước chia uống 2 lần trong ngày.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của Ngũ trảo
Hy vọng với những chia sẻ cụ thể về những bài thuốc của loại cây thuốc quý này này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của loại cây này để áp dụng trong những lúc cần cũng như các bạn sinh viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM biết thêm về những kiến thức chữa bệnh bổ ích ngoài ngành.